Đối thoại với doanh nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022

Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động vừa tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ năm 2022 vào chiều 28/4.

Chú thích ảnh
Đối thoại với các doanh nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động.

Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết: Thực hiện Luật an toàn, vệ sinh lao động trong bối cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hơn, việc đối thoại định kỳ về chính sách nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu hiết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan quản lý Nhà nước, qua đó góp phần xây dựng cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện hơn.

Sau 5 lần tổ chức đối thoại từ năm 2017 đến năm 2021, ở cấp quốc gia nhiều nội dung chính sách vướng mắc đã được sửa đổi, bổ sung nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; ở cấp tỉnh đã có nhiều thông tin được chia sẻ, giải đáp. Sau đối thoại năm 2021, các thành viên Hội đồng tích cực tư vấn cho Chính phủ, Bộ, ngành ban hành nhiều chính sách mới và qua đó đã giúp tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người lao động.

Ông Bùi Đức Nhưỡng, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH) cho biết, sau đối thoại năm 2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID – 19. Trong đó có chính sách giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng 0%, áp dụng từ 01/7/2021 – 30/6/2022.

Bên cạnh đó, Bộ đã ban hành 7 thông tư quy định về tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đào tạo chuyên gia đánh giá việc tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động làm cơ sở đánh giá giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Ngoài các nội dung đã triển khai sau đối thoại 2020, các vướng mắc của các đại biểu tại Đối thoại năm 2022 được Hội đồng trả lời thấu đáo. Cụ thể, về đề xuất quy định doanh nghiệp báo cáo khi sử dụng máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thuộc thủ tục hành chính cấp tỉnh như hiện nay là chưa phù hợp với thực tế. Nên quy định thuộc trách nhiệm của UBND cấp huyện (Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội) thực hiện xác nhận khai báo.

Đại diện Phòng Quy chuẩn và kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (Cục An toàn lao động) cho biết, nội dung này Bộ LĐTBXH đã tổng hợp, báo cáo Văn phòng Chính phủ điều chỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc phân cấp cho UBND cấp huyện (Phòng Lao động – Thương binh xã hội) thực hiện xác nhận khai báo cần sửa Luật An toàn lao động, Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Thông tư số 16. Như vậy, việc sửa đổi sẽ khá phức tạp bởi liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời phải xây dựng cả hệ thống báo cáo từ cấp huyện để các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện….

XM/Báo Tin tức
Trên 1,5 triệu người hưởng chế độ ốm đau do mắc COVID-19
Trên 1,5 triệu người hưởng chế độ ốm đau do mắc COVID-19

Chiều 28/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) quý I/2022.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN