Cuộc thi cũng nhấn mạnh đến vai trò của người đưa ra bài toán và ứng dụng thành công giải pháp thay vì chỉ vinh danh doanh nghiệp công nghệ sáng tạo các giải pháp hay như trước đây.
Về việc các tập đoàn công nghệ lớn có công khai các bài toán và muốn xã hội cùng giải quyết hay không, đại diện cho rằng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn cho rằng có nhiều vấn đề và bài toán lớn cần giải quyết và cần sự đồng hành của các startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Có rất nhiều vấn đề tồn tại trong xã hội và nếu chỉ dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp công nghệ lớn sẽ không thể giải quyết hết được. Khi gặp phải các vấn đề, cần giải bài toán ở các khía cạnh thì cần xã hội hóa, cần các stasrtup có nhiều ý tưởng, nhiều cách giải quyết và cách áp dụng công nghệ mới.
Về vấn đề các startup lo ngại việc sao chép ý tưởng khi tham gia cuộc thi và bắt tay với các tập đoàn lớn, ông Hoàng Anh Tú, đại diện Ban tổ chức Viet Solutions 2022 nhận định: Không chỉ riêng Việt Nam mà các nước trên thế giới, các doanh nghiệp lớn thường đồng hành cùng các startup khi tìm kiếm giải pháp công nghệ.
“Doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính nhưng đôi khi lại hạn hẹp ý tưởng, trong khi starup nhiều ý tưởng mới nhưng lại chưa có tiềm lực tài chính. Đây là câu chuyện win - win của cả hai phía và chia sẻ với nhau ở mức độ nào”, ông Hoàng Anh Tú cho biết.
Giải đáp thắc mắc của phóng viên về việc một giải pháp ở địa phương này có thể triển khai ở địa phương khác hay không, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng, mỗi giải pháp phụ thuộc vào bối cảnh đặc thù. Do đó, Bộ TT&TT tiếp cận cách tập hợp, đưa các giải pháp, câu chuyện chuyển đổi số thành công trên cổng https://t63.mic.gov.vn.
Mục tiêu của cuộc thi là đẩy nhanh xã hội số, một trong 3 trụ cột của chuyển đổi số quốc gia gồm: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.