Đế chế Samsung sẽ ra sao sau ‘phiên tòa thế kỷ’?

Nhiều người cho rằng gia tộc họ Lee và ban lãnh đạo cấp cao của Samsung sẽ dùng quyền lực nhằm đưa Lee Jae-yong thoát khỏi vòng lao lý để kế tục sự nghiệp của cha.

Ông Lee Jae-yong – phó chủ tịch tập đoàn Samsung bị cáo buộc tội hối lộ.

Trong phiên toà mở sáng 9/3 tại Seoul, Hàn Quốc, ông Lee Jae-yong – Phó Chủ tịch tập đoàn Samsung - bị cáo buộc các tội hối lộ, tham ô và các hành vi phạm tội khác trong vụ án tham nhũng tai tiếng có liên quan đến Tổng thống Park Geun-hye. Các công tố viên cáo buộc ông Lee, hay còn gọi là Jay Y. Lee, đã hối lộ hàng chục triệu đô la cho Tổng thống Park Geun-hye và bạn của bà là Choi Soon-sil nhằm củng cố thêm quyền lực của ông này đối với công ty. Xuất hiện trong phiên tòa, luật sư của ông Lee đều phủ nhận mọi cáo buộc.

Nhiều người Hàn Quốc gọi đây là “phiên tòa thế kỷ” vì sự vụ dính líu đến những bê bối chính trị lớn nhất quốc gia này.

Đây không phải là lần đầu Samsung và gia tộc họ Lee phải đối mặt với những cáo buộc phạm tội liên quan đến tham nhũng. Tuy nhiên, ông Jay Lee là nhà lãnh đạo Samsung đầu tiên bị bắt giam trước khi diễn ra phiên xét xử.

Cha ông Lee, cựu Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee đã hai lần bị kết tội do trốn thuế và lạm dụng tín nhiệm, song không phải bị ngồi tù do được hưởng một số ân xá từ tổng thống. Hiện ông này đang điều trị tại bệnh viện sau cơn đau tim năm 2014.

Nhưng với “Lee con”, người được cho là sẽ kế tụng sự nghiệp Samsung, thì ông không được hưởng sự đãi ngộ như cha mình. Nguyên do một phần chính là do Tổng thống bị phế truất Park Geun-hye cũng đang vướng phải vụ bê bối tham nhũng chính trị lần này.

Kênh truyền hình CNN đưa tin, tính đến thời điểm hiện tại, vụ bê bối của ông Jay Lee vẫn chưa có dấu hiệu ảnh hưởng tiêu cực đến công việc kinh doanh của Samsung. Cổ phiếu của công ty vẫn duy trì mức tăng sau khi ông Lee bị bắt giữ vào tháng trước, thậm chí còn lập kỷ lục trong tuần.

Theo kế hoạch, công ty vẫn tiếp tục ra mắt các dòng sản phẩm mới, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng và công nghệ thực tế ảo, cụ thể là chiếc Galaxy S8 sẽ được trình làng vào cuối tháng 3.


Các nhà phân tích cho rằng nếu ông Jay Lee thực sự bị kết án có tội và phải ngồi tù, trong thời gian ngắn, hoạt động của Samsung vẫn diễn ra như thường. Bryan Ma – một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu IDC – cho biết: “Samsung có một đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp. Nhiều quyết định vẫn sẽ được tiến hành mặc cho việc ông Lee có phải ngồi sau song sắt hay không”.

Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh lâu dài, thì có thể tập đoàn Samsung sẽ gặp khó khăn với những quyết định quan trọng. Tony Michell – giám đốc công ty Cố vấn Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Seoul nhận định: “Rất khó để có thể đưa ra những quyết định hay chiến lược đầu tư lên tới hàng triệu đô-la khi mà bạn ở trong tù”.

Theo ông Geoffrey Cain – tác giả một cuốn sách nghiên cứu về Samsung, gia tộc họ Lee và ban lãnh đạo cấp cao của Samsung đã dành nhiều năm để dọn đường cho ông Lee kế tiếp sự nghiệp của cha mình. Tuy nhiên sự vụ hiện này là điều họ chưa bao giờ ngờ tới. Ông Cain nhận định có thể họ sẽ dùng quyền lực tìm mọi cách để đảm bảo ông Jay Lee có thể đảm nhiệm vị trí mà ngay từ đầu đã được để sẵn cho ông.

Hồng Hạnh (Tin tức/TTXVN)
Lãnh đạo Samsung phủ nhận các cáo buộc tại phiên tòa sơ thẩm
Lãnh đạo Samsung phủ nhận các cáo buộc tại phiên tòa sơ thẩm

Ngày 9/3 tại phiên tòa sơ thẩm, các luật sư của lãnh đạo tập đoàn Samsung Lee Jae-Yong cho biết người thừa kế hàng đầu của tập đoàn điện tử khổng lồ Hàn Quốc này đã phủ nhận tất cả cáo buộc liên quan đến vụ bê bối tham nhũng trên diện rộng đang gây rúng động khắp đất nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN