Các nông hộ chăm sóc cà phê đầu năm

Sáng mồng 6 Tết (ngày 2/2), các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đồng loạt chăm sóc cà phê bởi đây là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành, nở hoa, đậu quả.

Đặc biệt, đây cũng là thời gian quan trọng quyết định năng suất, sản lượng, chất lượng cà phê cho cả niên vụ.

Bón phân hữu cơ cho cây cà phê sau khi thu hoạch. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN

Các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê trên địa bàn đã cắt tỉa cành già, còi cọc, cành thứ cấp… nhằm tạo bộ tán cây cà phê cân đối, hợp lý tập trung dinh dưỡng nuôi quả cà phê cho năng suất, sản lượng cao. Các nông hộ, doanh nghiệp cũng tổ chức tu bổ, làm mới lại các bồn trong từng gốc cây cà phê để chuẩn bị tưới nước kết hợp với bón phân đợt một cho cây cà phê.

Gia đình anh Nguyễn Văn Hùng, ở xã Ea Kiết (huyện Cư M’gar), huyện trọng điểm cà phê của tỉnh cho biết, cũng giống như các năm trước đây, cứ mồng 6 Tết gia đình tập trung ra làm cỏ, nạo vét bồn, cắt cành cho hơn 2 ha cà phê kinh doanh, đây là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình. Năm qua, mặc dù nắng hạn kéo dài nhưng nhờ chăm sóc tốt, có đủ nước tưới nên vườn của gia đình cũng đã thu hoạch được trên 6 tấn cà phê nhân, sau khi trừ các khoản chi phí còn thu lãi trên 100 triệu đồng.

Các đơn vị chức năng cũng khuyến cáo các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh cần bón cân đối đạm, lân, kali và bón thêm các thành phần trung vi lượng, nhất là sử dụng phân NPK 16-16-8-13S để bón cho mỗi ha từ 200 đến 300kg/lần nhằm cho năng suất cao, đồng thời đầu tư thêm phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh bón cho cây cà phê để cho năng suất cao, ổn định.

Ngoài ra, các nông hộ cũng cần thường xuyên kiểm tra vườn cà phê nhằm phát hiện sâu bệnh hại, nhất là bệnh gỉ sắt, đốm mắt cua, rệp sáp, bọ xít… để khoanh vùng sử dụng các loại thuốc chuyên dùng phòng trừ không để lây lan. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có trên 204.000 ha cà phê, trong đó có gần 194.000 ha cà phê kinh doanh cho thu hoạch, với sản lượng mỗi năm đạt từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên. Đây cũng là địa phương có diện tích, sản lượng cà phê lớn nhất nước.

Quang Huy (TTXVN)
Giá cà phê, cao su được mùa Tết
Giá cà phê, cao su được mùa Tết

Những ngày giáp Tết vùng đất đỏ trồng cao su, cà phê của tỉnh Kon Tum rộn ràng, nhộn nhịp. Năm nay, càng về giáp Tết giá cao su, cà phê càng tăng nên nông dân Kon Tum sẽ có Tết ấm no hơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN