Dưới đây là 10 điều thú vị về bước chuyển mới trong nền xuất khẩu của Nga:1. Mặc dù xuất khẩu quân sự tiếp tục vị trí cao trong số các mặt hàng không liên quan đến năng lượng nhưng nền xuất khẩu của Moskva đang trở nên hòa bình hơn. Trong năm qua, lĩnh vực nông nghiệp của nước này đã thu về 20 tỷ USD từ xuất khẩu, tăng 15% so với năm ngoái và bỏ xa lĩnh vực vũ khí trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
2. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga là một trong số những cỗ chiến xa bán chạy nhất thế giới. Chỉ riêng Ấn Độ cũng đã trang bị khoảng 2.000 chiếc cho quân đội tính tới năm 2020, gần một nửa trong số chúng được sản xuất trong nước theo giấy phép xuất khẩu. Những quốc gia ưa chuộng loại tăng trị giá 2,5 triệu USD/chiếc này còn bao gồm các nước thuộc khối Liên Xô cũ như Azerbaijan, Turkmenistan và các nước đang phát triển ở khu vực Trung Đông, châu Phi như Algeria và Uganda. Doanh số bán xe tăng và xe bọc thép của các công ty quốc phòng Nga thường vượt xa các đối thủ cạnh tranh của Mỹ và Đức, giúp nước này trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, xếp sau Mỹ.
3. Các chuyến hàng xuất khẩu máy móc nông nghiệp của Nga sang nước ngoài đang đạt mức kỷ lục trong giai đoạn hậu Xô Viết. Trong 6 tháng đầu năm nay, các nhà sản xuất Nga đã xuất đi 60 triệu USD thiết bị, nhiều gấp đôi doanh thu của năm 2014. Ví dụ như công ty chế tạo máy Rostselmash trong năm ngoái nhận được lượng đơn đặt hàng nhiều gấp ba từ các nước châu Âu như Canada, Đức, Pháp, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ… và nhiều gấp đôi từ các nước châu Á như Kazakhstan, Mông Cổ và Tajikistan.
Máy thu hoạch lúa ACROS-500 do Rostselmash sản xuất. |
4. Nga rất chặt tay trong lĩnh vực xuất khẩu giấy phế liệu của nước này. Mùa hè năm nay, Thủ tướng Dmitri Medvedev đã ký sắc lệnh quy định loại giấy phế liệu nào nằm trong danh sách các sản phẩm hàng hóa quan trọng của thị trường nội địa. Tới đầu tháng 9, Bộ Phát triển Kinh tế Nga đã quyết định cấm tạm thời hoạt động xuất khẩu giấy có thể tái chế và bìa cứng. Bộ này chỉ ra rằng việc gia tăng xuất khẩu sản phẩm giấy khiến cho đồng nội tệ ruble yếu đi, đồng thời tạo áp lực cho các nhà sản xuất trong nước phải phụ thuộc vào các vật liệu tái chế. Năm 2014, toàn nước Nga đã thu được hơn 2 triệu tấn giấy phế liệu và xuất đi 350.000 tấn, thu về 65 triệu USD.
5. Xứ sở bạch dương có lẽ không còn muốn chia sẻ rượu vodka nữa. Doanh thu xuất khẩu của loại rượu nổi tiếng này kể từ đầu năm đã giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, còn 57,7 triệu USD, và giảm 36% so với tổng số lượng năm ngoái, còn 80.000 lít. Sự sụt giảm này có liên quan tới việc nước này cắt giảm 22,5% sản lượng sản xuất trong năm qua.
Do cắt giảm sản xuất nên lượng rượu vodka còn không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa. |
6. Năm nay, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ thịt lợn đã “bùng nổ” tăng 700% so với năm ngoái. Bên cạnh đó, ngành xuất khẩu gia cầm cũng tăng 12%.
7. Thổ Nhĩ Kỳ dường như “nghiện”... cám của Nga. Tính từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2015, Nga đã xuất đi 680.000 tấn cám chăn nuôi và 90% số này do Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu. Dù ở quốc gia này có những nhà sản xuất cám nội địa nhưng họ vẫn không sản xuất đủ dùng cho chăn nuôi.
8. Nhờ có nhà nước bảo lãnh tín dụng mà ngành xuất khẩu công nghiệp Nga đã tăng trưởng gấp 5 lần trong vòng hai năm qua, trong khi các khoản vay vốn tín dụng do nhà nước hỗ trợ đã tăng gấp 30 lần. Hơn 5,3 tỷ USD đã được huy động để hỗ trợ ngành xuất khẩu của Nga. Xuất khẩu đường ống là ngành công nghiệp chính được chính phủ ưu tiên, bên cạnh lĩnh vực năng lượng, thiết bị vận tải cơ khí, máy nông nghiệp, hàng không và xe hơi.
9. Người Nhật Bản đặc biệt yêu thích nhân vật Cheburashka trong truyện thiếu nhi thời Xô Viết. Năm 2013, một đạo diễn Nhật Bản đã làm một bộ phim hoạt hình dài về nhân vật có hình dáng giống khỉ này. Phiên bản đồ chơi Cheburashka cũng là một món đồ chơi được ưu chuộng tại đây. Mặc dù ngành sản xuất đồ chơi của Nga không quá phát triển nhưng nước này vẫn ấp ủ những kế hoạch lớn nhằm xuất đi 1/4 các sản phẩm đồ chơi mới mẻ, chủ yếu sang châu Âu, tính tới năm 2018.
Thú nhồi bông Cheburashka. |
10. Trong nhiều thập kỷ qua, xe chở khách do Nga sản xuất đã trở thành nguồn gốc của các câu chuyện cười và chế nhạo về thiết kế cũ kỹ và chất lượng kém. Tuy nhiên với việc mang thiết kế mới ấn tượng và cải tiến chất lượng hơn đã giúp ô tô Nga dần dần chuyển bánh tới nước ngoài. Lượng ô tô xuất sang Kazakhstan đã tăng 20% trong năm 2015 cũng như tăng 4,5 lần tại Đức. Một trong số mẫu xe của hãng chế tạo Avtovaz nhận được nhiều đơn đặt hàng nhất là chiếc Lada Niva.
Tổng tống Nga Vladimir Putin cũng sở hữu một chiếc Lada Niva. |