Các nhà nghiên cứu
thuộc Đại học Y khoa Washington, Mỹ vừa tìm ra được một biện pháp giúp điều trị
bệnh tiểu đường và béo phì, nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Cell
Metabolism vào 02/08.
Nghiên cứu trên đã được tiến hành bằng
cách vô hiệu hóa các protein mục tiêu trên chuột, làm cho chúng trở nên nhạy
cảm với insulin và ít có khả năng bị béo phì ngay cả khi được ăn nhiều chất
béo.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu làm thế
nào cơ thể sản xuất chất béo từ nguồn thực phẩm chứa carbohydrate. Quá trình đó
đòi hỏi phải có một loại enzyme được gọi là acid béo synthase (FAS).
Họ đã tiến hành cuộc thử nghiệm trên
các con chuột không có FAS trong các tế bào. Kết quả là mặc dù được ăn những
thực phẩm có nhiều chất béo nhưng chúng không trở nên béo phì.
Tác giả của cuộc nghiên cứu, ông Irfan
Lodhi cho biết, những con chuột không có FAS trên cơ thể có khả năng chống béo
phì cao hơn so với những con có chất FAS bình thường trong cơ thể.
Và ông cũng cho biết, những con chuột không
bị béo phì, không phải vì chúng ăn ít hơn những con chuột khác mà là chúng đã
chuyển hóa những chất béo đó thành dạng nhiệt.
Để hiểu lý do tại sao điều đó xảy ra,
các nhà nghiên cứu đã phân tích các tế bào mỡ của chuột. Chuột có hai loại chất
béo: chất béo trắng và chất béo màu nâu.
Chất béo trắng giúp lưu trữ năng lượng
dư thừa dẫn đến đến béo phì, trong khi đó các chất béo màu nâu giúp đốt cháy
calo và chống lại bệnh béo phì.
Ở những con chuột bị biến
đổi gene, tổng hợp acid béo trong tế bào, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các
chất béo trắng đã dần chuyển đổi thành các mô giống như chất béo màu nâu.
Theo khoahoc.com.vn