Theo công trình nghiên cứu công bố ngày 5/11, các nhà khoa học cho biết ngôi sao này nằm cùng dải Ngân hà giống như hệ Mặt Trời, được cho là "ra đời" cách đây 13,5 tỷ năm với bằng chứng là cấu tạo vật chất của ngôi sao này có lượng kim loại cực thấp.
Đồng tác giả của công trình nghiên cứu, Tiến sỹ Andrew Casey cho biết trước đây các nhà nghiên cứu thường cho rằng những ngôi sao đầu tiên được hình thành trong vũ trụ không thể tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, phát hiện này rất quan trọng bởi lần đầu tiên, con người có thể đưa ra bằng chứng trực tiếp khẳng định rằng những ngôi sao ra đời trong giai đoạn đầu của vũ trụ thực sự tồn tại và có thể hiện hữu đến ngày nay mà không tự phá hủy. Hàm lượng kim loại của các ngôi sao gia tăng khi chúng trong chu kỳ hình thành và chết đi, dẫn tới sự hình thành thêm các kim loại nặng.
Tuy nhiên, các ngôi sao được hình thành vào giai đoạn khởi đầu của vũ trụ sẽ gồm hầu hết các nguyên tố như hyđrô, heli và môt lượng nhỏ lithi, có nghĩa là hàm lượng kim loại cực thấp của ngôi sao mới phát hiện, cho thấy ngôi sao này có thể là thế hệ sao đầu tiên kể từ khi bắt đầu hình thành vũ trụ.
Cho đến khoảng năm 1990, các nhà khoa học tin rằng chỉ có những ngôi sao lớn có thể được hình thành trong giai đoạn đầu của vũ trụ và không bao giờ quan sát được chúng bởi chúng tự đốt nhiên liệu của mình rất nhanh và chết đi. Tuy nhiên, thông tin mới này chứng tỏ rằng có thể có những ngôi sao tồn tại tới 13 tỷ năm kể từ vụ nổ Big Bang, ví dụ như sao Quỷ Đỏ, vốn là một phần của Mặt Trời, được cho là tồn tại trong hàng nghìn tỷ năm.