Kẻ trộm gặp may khi người dùng để ngỏ password cho thiết bị

Nhiều người sử dụng điện thoại để truy cập vào internet và tham gia vào các hoạt động trực tuyến như mạng xã hội, ngân hàng trực tuyến, email... nhưng lại bỏ ngỏ khoá màn hình.

Với thực trạng là gần một nửa người dùng (48%) bỏ qua việc bảo vệ điện thoại và chỉ 22% sử dụng biện pháp chống trộm, những tên móc túi khi đã nhúng tay vào bất kì một chiếc điện thoại nào thì đều có thể lấy được nhiều hơn những thứ mà chúng mong đợi. 
 
Đây là một trong những mối quan tâm mới nhất được Kaspersky Lab đề cập, phát hiện chỉ ra rằng người dùng thực tế đang để ngỏ điện thoại của họ cùng lượng dữ liệu quý báu cho bất kỳ ai có thể truy cập được.

Việc không cài password cho điện thoại sẽ có nguy cơ mất toàn bộ dữ liệu thông tin và tiền bạc.

Ngày nay, nhiều người sử dụng điện thoại để truy cập vào internet và tham gia vào các hoạt động trực tuyến. Do đó, việc mất thiết bị vào tay tội phạm mạng sẽ làm tăng khả năng phá hoại và xáo trộn hơn bao giờ hết. Cụ thể, 68% cá nhân sử dụng internet trên smartphone (tỷ lệ này vào năm 2016 là 60%) và 34% hiện nay thường xuyên sử dụng máy tính bảng để online.

Nhiều dữ liệu quý giá được lưu trữ và gửi từ những phương tiện cá nhân này, hơn một phần ba người dùng (35%) sử dụng smartphone cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến, điều này đương nhiên sẽ cung cấp quyền truy cập vào các thông tin tài chính có giá trị.

Hơn thế nữa, 57% người thường xuyên dùng smartphone để truy cập tài khoản email cá nhân và 55% người sử dụng cho các hoạt động xã hội trực tuyến, cả hai đều liên quan đến khối lượng lớn các dữ liệu quan trọng.

Nhưng thực tế cho thấy, nhiều dữ liệu quý giá trên thiết bị di dộng không được người dùng chú ý và bảo mật, chỉ 48% người dùng sử dụng password để bảo vệ thiết bị di động, cũng như chỉ 14% người dùng mã hoá dữ liệu và thư mục để tránh truy cập trái phép. Vì vâỵ, nếu những thiết bị này rơi vào tay kẻ khác, tất cả các dữ liệu, từ tài khoản cá nhân, hình ảnh, tin nhắn đến những thông tin tài chính chi tiết sẽ có thể bị đăng nhập.

Thậm chí, mất điện thoại đã được bảo mật bằng password vẫn có thể gây ra hậu quả khó lường, Cụ thể, chưa đến một nửa (41%) người dùng sao lưu dữ liệu và chỉ 22% sử dụng tính năng chống trộm cho điện thoại. Kết quả là chủ nhân thực sự sẽ gặp khó khăn khi thiếu quyền truy cập vào thông tin và tài khoản cá nhân trên chính thiết bị của họ.

Dmitry Aleshin, Phó chủ tịch phòng Marketing sản phẩm, Kaspersky cho biết: “Chúng ta đều yêu các thiết bị kết nối, vì khi đó chúng ta có thể truy cập vào các thông tin quan trọng, ở bất kì đâu và bất kì lúc nào. Chúng là những vật dụng có giá trị mà tội phạm dĩ nhiên muốn đánh cắp, và mục đích của chúng dễ dàng hơn khi thực tế là các điện thoại bị đánh cắp không được cài đặt mật khẩu. Có các thao tác thực sự đơn giản giúp mọi người có thể bảo vệ thiết bị và dữ liệu mà tội phạm đang giữ. Bằng cách cài đặt mật khẩu bảo vệ và sử dụng các biện pháp bảo mật, bao gồm bảo vệ chống trộm”.

Theo đó, việc cài các chương trình bảo mật như Kaspersky Security Cloud và Kaspersky Internet Security for Android sẽ giúp mỗi cá nhân bảo vệ thiết bị điện thoại, bất kì tình huống nào.

Hải Yên/Báo Tin tức
Giám đốc Bảo mật Facebook 'xin lỗi' vì sự cố phần mềm tự động 'bỏ chặn'
Giám đốc Bảo mật Facebook 'xin lỗi' vì sự cố phần mềm tự động 'bỏ chặn'

Ngày 2/7, Facebook đã gửi thông báo đến hơn 800.000 người dùng về một lỗi phần mềm có khả năng "bỏ chặn" (unblock) ngẫu nhiên một số người vốn bị liệt vào danh sách "chặn" (block) trước đó trên trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh này và dịch vụ tin nhắn Messenger.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN