Agribank Long An giúp dân làm giàu

Ngân hàng vui một dân vui mười

Đây là tâm trạng của ông Bùi Văn Việt (ngụ tại ấp Kinh Tè xã Tân Ninh huyện Tân Thạnh tỉnh Long An), khi nói về hiệu quả từ đồng vốn mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh huyện Tân Thạnh đã giúp gia đình ông vươn lên làm giàu.

Ông Việt cho biết gia đình ông đang vay của Agribank 1,5 tỷ đồng để nuôi heo, trồng lúa và kinh doanh thức ăn gia súc.

Làm giàu từ nguồn vốn Agribank

Thăm mô hình ruộng - ao - chuồng của gia đình ông Việt, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước 5ha lúa trĩu vàng chờ ngày thu hoạch, cùng chuồng heo, ao cá và căn nhà khang trang. Ông Việt tâm sự: “tất cả nhờ vào đồng vốn Agribank giúp đấy! Nếu không có vốn của Agribank chúng tôi khó được như ngày hôm này. Vay làm xong trả, rồi lại vay, cứ thế tôi đã tậu được hơn 50 công ruộng. Và tài sản lớn nhất là con cái đều ăn học đàng hoàng, khấm khá và đã trưởng thành xây dựng gia đình riêng”.

Ngụ cùng ấp với ông Việt, gia đình ông Trương Văn Điểm cũng có “thâm niên” hơn 10 năm gắn bó với Agribank cho biết: "Agribank là bạn đồng hành của nhà nông vì có nhiều thuận lợi gúp cho nông dân có cơ hội làm giàu chính đáng từ trồng lúa hoặc nuôi heo. Tôi đang vay của Agribank 100 triệu đồng để nuôi heo thịt. Từ khi Agribank giúp vốn, gia đình tôi không lo về nguồn vốn mỗi khi muốn mở rộng chuồng trại chăn nuôi heo...".

Cũng sử dụng nguồn vốn vay của Agribank, nhưng bà Trần Thị Mỹ chủ doanh nghiệp tư nhân Phước Lợi lại dùng đồng vốn vay đầu tư việc chế biến lúa gạo. Bà Mỹ cho biết: "Trước năm 2004, gia đình tôi vay 800 triệu đồng từ Agribank chi nhánh Bến Lức để xây dựng nhà máy xay sát lúa gạo, chỉ sau 2 - 3 năm doanh nghiệp đã trả xong khoản nợ đó. Năm 2009 chúng tôi tiếp tục vay 15 tỷ đồng để mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy. Doanh nghiệp đang tiếp tục lắp đặt thêm 19 lò sấy lúa gạo với kinh phí khoảng 3 tỷ đồng để đáp ứng công suất vào vụ sấy 300 - 400 tấn thóc/ngày". Tiếp chúng tôi tại khu nhà xưởng khang trang, bà Mỹ tâm sự: “Agribank đã gắn bó thân thiết với doanh nghiệp từ khi khởi nghiệp. Còn kinh doanh thì còn phải cần đến sự hỗ trợ ngân hàng nông nghiệp bởi khi vào mùa vụ đòi hỏi nguồn vốn lớn để đầu tư mà chỉ có Agribank mới giải quyết được điều này. Với chính sách lãi suất thích hợp của Agribank thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục gắn bó lâu dài”.

Bạn đồng hành của nhà nông

Ông Phạm Minh Hùng - Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Long An cho biết: “Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn gắn bó mật thiết với các hoạt động của Hội Nông dân bởi mục đích của Agribank là phục vụ cho nông nghiệp nông dân. Tại Long An có đến 95% vốn vay từ Agribank là phục vụ cho nông nghiệp với các món vay nhỏ lẻ của nông dân. Long An có đặc thù sản xuất lúa là chủ yếu, bình quân 1 hộ có 1,5 ha đất lúa. Trong sản xuất, đa phần nông dân phải sử dụng vốn vay của Agribank, còn tích lũy thì người dân lại sử dụng vào việc khác. Bởi lãi suất của Agribank thấp hơn vốn vay ngân hàng khác và lại được gối đầu tới vụ mới trả... Tiếp đó là vay đầu tư máy móc thiết bị sản xuất theo quy mô lớn. Ở Long An có nhiều nông dân làm giàu từ sản xuất lúa và máy móc phục vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp. Ngoài ra, nguồn vốn của Agribank cũng tác động gián tiếp tới việc chuyển đổi hình thức sản xuất cho nông dân như tổ, nhóm, đội tạo thành dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp...”.

Theo báo cáo của Agribank chi nhánh tỉnh Long An thì dư nợ tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm đa số trong tổng dư nợ. Trong đó chủ yếu là cho vay nông nghiệp nông thôn nông dân với 94% là cá thể hộ gia đình nông dân vay. Tốc độ tăng trưởng 8 tháng đầu năm đạt 21,2%, bằng 105,7% so với năm 2014, nợ xấu giảm 19% còn 1,32% trên tổng dư nợ. Ông Trương Văn Tuấn - Phó Giám đốc Agribank Long An cho biết: “Thời gian tới Agribank Long An tiếp tục mở rộng cơ cấu dư nợ sang thị phần doanh nghiệp bởi cá thể hộ nông dân đã bão hoà, khó tăng trưởng. Nhưng như vậy không có nghĩa là không phục vụ người dân mà tiếp duy trì phục vụ người dân tốt hơn, để người dân ngày càng gắn bó với Agribank.”

Ông Đoàn Văn Liệt - Chủ tịch UBND xã Tân Ninh huyện Tân Thạnh, Long An nhìn nhận: "Trong phát triển nông nghiệp, xã Tân Ninh đã được Agribank hỗ trợ vốn đầu tư mua phân bón thuốc trừ sâu phục vụ cho việc trồng lúa của nông dân, không những ngân hàng đáp ứng đủ vốn mà còn cao hơn cả mong đợi. Vì vậy, đời sống của người dân ngày càng thay đổi với thu nhập bình quân toàn xã là 31 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn xã xuống còn 2,22% (39 hộ). Nguồn vốn của Agribank đã đóng vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương ở xã thuần nông chủ yếu trồng lúa".

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ về cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, Agribank Long An còn gần gũi thấu hiểu người nông dân để đẩy mạnh chính sách phát triển tam nông theo chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay được dễ dàng nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Nhuệ Giang
Agribank cho doanh nghiệp vay ưu đãi dịp 2/9
Agribank cho doanh nghiệp vay ưu đãi dịp 2/9

Toàn hệ thống của Agribank vừa triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm chào mừng ngày Quốc khánh 2/9.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN