Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định tổ chức, cá nhân hỗ trợ Cảnh sát biển

Bạn đọc hỏi: Luật Cảnh sát biển Việt Nam có nêu trách nhiệm và chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp công tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam... ra sao?

Chú thích ảnh
Các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ trên biển.

Xuất phát từ đặc điểm môi trường hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam trên các vùng biển rộng, có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khó khăn nên nhiều trường hợp cần có sự tham gia, phối hợp công tác, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, cá nhân, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ.  

Vì vậy, Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã có những quy định cụ thể để bảo đảm chế độ, chính sách cho tổ chức, cá nhân hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam cụ thể trong các điều luật.

Như tại Điều 6 quy định “Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về trách nhiệm và chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam” và Điều 16 quy định về huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của Cảnh sát biển Việt Nam.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quy định cụ thể những hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.  

Tin, ảnh: V.T/Báo Tin tức
Những điểm mới trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam
Những điểm mới trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Bạn đọc hỏi: Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 có gì mới?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN