Tết Trung Thu ở các nước châu Á khác biệt nhau ra sao?

Tết Trung Thu là lễ hội được tổ chức tại nhiều nước Đông Á. Ở Thái Lan, người ta tặng nhau những chiếc bánh hình trái đào. Ở Nhật Bản, lễ hội này nhắc tới câu chuyện một con thỏ làm bánh mochi sống trên mặt trăng.

Chú thích ảnh
Người dân cầu khấn nhân dịp lễ Cầu trăng tại Thái Lan. Ảnh: Shutterstock

Tết Trung Thu năm nay rơi vào ngày 10/9 Dương lịch. Lễ hội này đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa các quốc gia châu Á. Ngoài Trung Quốc, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách thức Tết Trung Thu được tổ chức tại 5 quốc gia châu Á khác. 

Thái Lan

Lễ cầu nguyện mặt trăng ở Thái Lan gắn liền với một sự tích khác xa câu chuyện thường được kể tại Trung Quốc về Hằng Nga và câu chuyện nàng lên Mặt trăng.

Truyền thuyết kể rằng vào đêm trăng rằm tháng 8, Bát tiên – 8 nhân vật huyền thoại trong văn hóa truyền thống Trung Quốc – đã bay đến Cung trăng để tặng quả đào và chúc mừng sinh nhật đến Quan Âm, vị thần tượng trưng cho lòng nhân từ và nhân ái ở Trung Quốc.

Chú thích ảnh
Biểu diễn mừng Lễ Cầu trăng. 

Do đó, các gia đình ở Thái Lan thường cầu nguyện dưới trăng và tặng nhau những chiếc bánh hình trái đào.

Dù vậy, nhiều truyền thống của lễ Trung Thu ở Thái Lan vẫn được giữ nguyên so với ở Trung Quốc, điển hình là thói quen ăn bánh trung thu, đặc biệt là loại bánh có hương vị sầu riêng. Một loại thực phẩm thường thấy khác trong dịp lễ này ở Thái Lan chính là quả bưởi, vì hình dạng tròn xoe của nó tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum vầy.

Vào ngày trăng rằm, người dân ở quốc gia Đông Nam Á này thường đi thuyền ngắm cảnh trên Vịnh Siam. 

Việt Nam

Sự tích Tết Trung Thu kể về câu chuyện Chú Cuội, người có một cây đa thần và chỉ được phép tưới bằng nước sạch.

Một ngày nọ, vợ Chú Cuội đi tiểu vào gốc cây và nó không ngừng lớn lên. Chú Cuội cố gắng chặt bỏ, nhưng thay vào đó, anh lại bị mắc vào cây và bay lên trời. Cuối cùng, anh đáp xuống Cung trăng.

Trẻ em cùng nhau giăng đèn lồng trong đêm Trung Thu để thắp sáng đường cho Chú Cuội tìm về Trái đất. Dân gian kể rằng nếu bạn nhìn kỹ, bạn có thể thấy bóng Cuội đang ngồi dưới gốc cây đa ở trên Mặt trăng. 

Chú thích ảnh
Đèn lồng rực rỡ các tuyến phố ở Việt Nam mỗi dịp Trung thu. Ảnh: Facebook

Đối với người Việt Nam, Tết Trung Thu là khoảng thời gian sum vầy bên những người thân yêu sau những ngày làm việc vất vả. Các gia đình đón tết bằng cách bày biện mâm hoa quả, mâm cỗ lên bàn thờ tổ tiên và ăn bánh trung thu. Các loại bánh trung thu phổ biến nhất là bánh dẻo và bánh nướng.

Vào đêm rằm, một người sẽ đeo mặt nạ hình tròn diễu hành trên đường phố, mang đến cho mọi người niềm vui bằng những cử chỉ hài hước của mình. Mặt nạ này được cho là hiện thân của Ông Địa, vị thần tượng trưng cho sự thịnh vượng và là người nhắc nhở người dân biết ơn cho vụ mùa năm qua.

Philippines

Gần một triệu người gốc Hoa sống ở Philippines đặc biệt là ở khu phố Tàu ở thủ đô Manila. Nơi đây tổ chức Tết Trung Thu trong hai ngày với các biểu ngữ và đèn lồng treo rực rỡ khắp phố phường. 

Chú thích ảnh
Các em nhỏ đứng xung quanh chiếc bánh trung thu cỡ lớn được trưng bày trong trung tâm thương mại ở Philippines. Ảnh: Xinhua

Người Philippines gốc Trung Quốc thích chơi Pua Tiong Chiu, trò chơi xúc xắc được cho là có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc. Người chơi sẽ lăn sáu viên xúc xắc vào một cái bát lớn.

Người thắng cuộc được xác định bằng cách tính các số trên mặt xúc xắc. Họ sẽ nhận được phần thưởng là bánh Trung Thu. Để giành được miếng bánh trung thu lớn nhất, bạn cần tung được ít nhất bốn hoặc năm con số giống nhau. 

Nhật Bản

Tết Trung thu của Nhật Bản còn được gọi là Tsukimi, Otsukimi hoặc Jugoya. 

Các cư dân trang trí đường phố bằng cỏ pampas để bảo vệ khỏi linh hồn của họ khỏi ma quỷ. Trong mâm cỗ cúng dường, họ trưng cây khoai môn đã đâm chồi non, xem đó là biểu tượng của một gia đình thịnh vượng.

Chú thích ảnh
Một con phố ở Nagasaki. Ảnh: Shutterstock

Theo truyền thuyết Nhật Bản, trên Mặt trăng có một con thỏ sinh sống. Và nó giã bánh gạo mochi bằng vồ và cối. Một số người nói rằng  truyện ngụ ngôn này dựa trên một câu chuyện Phật giáo.

Những người khác lại cho rằng đó là cách chơi chữ vì thuật ngữ mochizuki trong tiếng Nhật có nghĩa là "trăng tròn" nhưng cũng đồng âm với "giã mochi".

Người Nhật Bản ăn bánh gạo dango hình con thỏ trong ngày Trung Thu để có sức khỏe tốt và hạnh phúc. Ngăn xếp bánh hình kim tự tháp thường đặt 15 chiếc dango để tượng trưng cho ngày 15 của tháng hoặc 12 chiếc bánh để đại diện cho số tháng trong một năm.

Chú thích ảnh
Bánh dango. Ảnh: Facebook 

Màu trắng và độ tròn của món bánh này nhằm mô phỏng vẻ đẹp của mặt trăng. Đây cũng là chủ đề thường thấy trong các món ăn kỷ niệm Trung Thu khác như soba hoặc udon.

Mọi người cũng ăn các đặc sản của mùa Thu như lang, hạt dẻ, đậu, khoai môn, đậu nành và rượu sake. Khi không nhìn thấy mặt trăng, lễ hội Trung Thu năm đó được gọi là Mugetsu (không có trăng) hoặc Ugetsu (trăng mưa).  Nhưng lễ kỷ niệm vẫn diễn ra bình thường, bao gồm nhiều nghi thức như pha trà, đọc thơ và biểu diễn trống.

Hàn Quốc

Ngày Chuseok, hay Hangawi, là Tết Trung Thu và Ngày lễ Tạ ơn của Hàn Quốc. Đó là kỳ nghỉ kéo dài ba ngày, trong đó mọi người cảm tạ trời đất về vụ mùa bội thu trong năm và cầu xin nhiều điều tốt đẹp hơn nữa sẽ đến.

Tết Trung Thu Hàn Quốc có một số nét tương đồng với Trung Quốc. Người Hàn Quốc cũng đi du lịch và mang quà đến nhà cha mẹ để chúc họ sống lâu và khỏe mạnh.

Chú thích ảnh
Người dân cúi đầu quỳ lạy một bia tưởng niệm tại Khu vực phi quân sự (DMZ) chia tách Triều Tiên và Hàn Quốc. Ảnh: AFP

Vào mỗi buổi sáng của dịp này, các gia đình sẽ tiến hành nghi lễ pha trà charye để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đầu tiên, con trai lớn trong gia đình sẽ dọn bàn ăn. Sau đó, mọi người cúi đầu chào nhiều lần dựa trên giới tính và tuổi tác. Đây là hành động để cầu may mắn trong năm tới.

Chú thích ảnh
Nghi lễ charye. Ảnh: Shutterstock

Người Hàn Quốc ăn songpyeon, một loại bánh gạo nhân vừng, đậu hoặc hạt dẻ sên ngọt và được gói lại thành hình trăng lưỡi liềm. Họ cũng ăn bánh kếp jeon nhồi kim chi, bí ngòi, nấm và thịt.

Trong ba ngày, họ thường biểu diễn các điệu múa dân gian truyền thống, đấu vật và thăm viếng mộ của người thân.

Hoàng Trang/Báo Tin tức (Theo SCMP)
Đồ chơi Trung thu tăng giá nhẹ, hàng nội chiếm ưu thế
Đồ chơi Trung thu tăng giá nhẹ, hàng nội chiếm ưu thế

Còn gần một tháng nữa mới tới Tết Trung thu nhưng trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, không khí trung thu đã rất nhộn nhịp. Theo đánh giá của các tiểu thương, thị trường đồ chơi trung thu năm nay mẫu mã khá đa dạng, giá cả tăng hơn so với năm trước 10-20%, đồ thủ công trong nước chiếm nhiều ưu thế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN