Một nhà hàng Hàn Quốc tại thủ đô Tokyo. Ảnh: AP |
Nhóm người ủng hộ Triều Tiên tại Nhật Bản chiếm một phần năm trong số 500.000 người gốc Bán đảo Triều Tiên ở nước này. Hầu hết họ là con cháu của những người ở Bán đảo Triều Tiên đến Nhật Bản trong những năm từ 1910 đến 1945, trong đó phần đông là lao động tại các nhà máy và khu mỏ trong những năm cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Cộng đồng người Bán đảo Triều Tiên tại Nhật Bản được chia làm hai nhóm chính, một nhóm có mối liên kết với Triều Tiên, nhóm còn
Vào ngày 10/2, Tokyo đã tuyên bố mở rộng hạn chế du lịch giữa hai nước đồng thời cấm tàu Triều Tiên cập cảng Nhật Bản. |
lại thân thiết với Hàn Quốc.
Ai là đại diện của họ?
Tokyo và Bình Nhưỡng không có quan hệ ngoại giao, các nhóm ủng hộ Triều Tiên được đại diện bởi Tổng hiệp hội người gốc Bán đảo Triều Tiên ở Nhật Bản hay còn được gọi là "Chongryong".
Cho đến những năm 90 của thế kỷ trước, một số chính trị gia cánh tả của Nhật Bản vẫn thường xuyên giao lưu cùng Chongryong hơn ngày nay. Chongryong mở các ngân hàng, trường học khắp Nhật Bản, bên cạnh đó là thành lập các công ty thương mại, bất động sản để thu hút nguồn ngoại tệ hỗ trợ Triều Tiên, tuy nhiên nhiều trong số này đến nay đã bị phá sản.
Họ được đối xử như thế nào?
Người gốc Bán đảo Triều Tiên ban đầu bị Nhật Bản đối xử như những công dân hạng hai trong thời kỳ đầu đến Nhật Bản, những hậu duệ của họ sinh ra trên lãnh thổ đất nước mặt trời mọc sau Thế chiến thứ hai đều được gọi là “zainichi” có nghĩa là công dân Nhật Bản.
Họ vẫn bị phân biệt đối xử tại trường học, nơi làm việc và trong cuộc sống thường ngày. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, họ không được cấp giấy tờ công nhận là công dân Nhật Bản. Đến nay rất nhiều người được công nhận là công dân Nhật Bản trong khi phần đông vẫn bị coi là người nước ngoài. Trong số họ, những người có hộ chiếu Hàn Quốc có thể đi lại thoải mái giữa hai quốc gia trong khi những người có mối liên hệ với Triều Tiên lại gặp nhiều khó khăn hơn.