Câu chuyện sống sót thần kỳ của phi công rơi xuyên đám mây giông - Kỳ cuối

Điều đáng báo động là mưa đá bắt đầu hình thành và quăng vào người của phi công William Rankin. Không khí xung quanh trở nên bão hòa với nước đến mức ông thường xuyên phải nín thở để tránh bị chết đuối trên bầu trời.

Kỳ cuối - Xuyên qua mây giông

Sau khoảng 10 giây, ông chạm tới đỉnh của trận giông bão. Cái lạnh khắc nghiệt, trở nên tồi tệ hơn bởi những cơn gió hỗn loạn, càng làm gia tăng những cái bẫy mà Rankin phải đối mặt. Chiếc dù của ông được trang bị một phong vũ biểu tích hợp và sẽ tự động bung khi nó đạt đến độ cao được coi là an toàn để thở.

Trời rất lạnh và lượng oxy dự phòng rất hạn chế, và nếu chiếc dù bung ra khi ông còn ở quá cao, quãng thời gian rơi sẽ kéo dài hơn, thậm chí đến mức ông có thể chết vì ngạt thở hoặc hạ thân nhiệt. Trong trường hợp bình thường, Rankin sẽ tiếp cận được độ cao dễ thở 3.000 mét sau 3 - 4 phút rơi tự do. Tại thời điểm đó, chiếc dù sẽ bung ra và ông sẽ hạ xuống với tốc độ vừa phải hơn trong suốt quãng đường còn lại. Thế nhưng, một cơn giông bão lớn và dữ dội lại là trường hợp khác.

Chú thích ảnh
Một đám mây vũ tích. Ảnh: Science

Khi William Rankin rơi qua phần trên của cơn giông bão, tầm nhìn giảm xuống gần bằng không. Ông cảm thấy mình rơi rất lâu. Lâu đến mức ông lo lắng cảm biến khí áp và công tắc tự động của chiếc dù đã bị hỏng. Cuối cùng, ông cảm thấy dai đài an toàn bị kéo lên khi dù bung ra. Mặc dù không thể nhìn thấy chiếc dù phía trên mình, Rankin vẫn kéo mạnh các dây nâng và hài lòng rằng dù đã bung ra và phồng lên đúng cách.

Thật không may, dù bung trước khi chạm gần đến độ cao 3.000 mét. Những luồng gió mạnh trong cơn giông đã làm chậm đáng kể quá trình rơi, còn điều kiện hỗn loạn đã sớm kích hoạt cảm biến khí áp và công tắc tự động. Luồng gió thổi đến cuốn chiếc dù lên cao thêm hàng nghìn mét rồi mới lại hạ xuống một lần nữa. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần làm Rankin nôn nao. 

Điều đáng báo động là mưa đá bắt đầu hình thành và quật vào người  phi công này. Rankin lo lắng mưa đá sẽ xé nát chiếc dù. Thật xui xẻo, Rankin còn phải đối mặt với một vấn đề khác. Không khí xung quanh trở nên bão hòa với nước đến mức ông thường xuyên phải nín thở để tránh bị chết đuối trên bầu trời.

Khi Rankin ở ngưỡng cửa tử thần với hàng loạt yếu tố có thể cướp đi sinh mạng của ông, các tia sét bắt đầu lóe lên khắp nơi. Những “lưỡi kiếm” sắc bén màu xanh dày vài mét vung xuống ngay quanh người ông, ngay sau đó là những luồng sấm chấn động. Tại một thời điểm giữa muôn vàn hỗn loạn này, một tia sét đã thắp sáng chiếc dù của Rankin với ánh sáng rực rỡ, khiến ông thoáng chốc tin rằng mình đã chết.

Cuối cùng, may mắn là cơn bão dữ dội bắt đầu lắng xuống, các luồng gió cũng thả tự do cho Rankin và ông bắt đầu hạ xuống vùng ổn định hơn ở bên dưới đám mây giông.  

Vượt qua cửa tử

Nhiệt độ ấm hơn đáng kể khi Trung tá Rankin thoát khỏi cơn giông bão. Mọi thứ chỉ còn là một cơn mưa mùa hè nhẹ nhàng hơn nhiều. Ông còn sống, chiếc dù vẫn nguyên vẹn. Ông đang lao xuống khu rừng thuộc vùng hẻo lánh Bắc Carolina, chỉ còn cách mặt đất 60 – 70 mét. Lúc sắp sửa hạ cánh, cơn bão lại “tung đòn”, và gió nổi lên, hất ông vào một thân cây. Chiếc dù vướng vào cành cây còn Rankin mất đà đâm thẳng vào thân cây.

Rất may, chiếc mũ bảo hiểm phi công đã bảo vệ ông khỏi phần lớn lực va đập, cứu ông khỏi bị thương nặng. Rankin tự mình thoát khỏi cảnh treo trên cây và khi nhìn đồng hồ đeo tay, thời gian là 6 giờ 40 phút. Ông vừa thoát chết sau cú rơi kinh hoàng kéo dài 40 phút trong một cơn giông bão dữ dội từ độ cao hơn 14.300 mét trên không. 

Chú thích ảnh
Bìa cuốn sách kể lại trải nghiệm có một không hai của ông Rankin. Ảnh: Wikimedia Commons

Ông bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ và tìm được một con đường hẻo lánh. Sau khi nhiều phương tiện phớt lờ dù Rankin vẫy tay xin đi nhờ xe, một người cuối cùng đã dừng lại và đưa Rankin đến một cửa hàng ở thị trấn Ahoskie (Bắc Carolina) gần đó. Từ đây, Rankin gọi xe cấp cứu và được đưa đến bệnh viện để điều trị chứng tê cóng, giảm áp suất và bị nhồi máu cơ thể. Sau khi trải qua vô số “hiệp đấu” trong cơn giông bão, vết thương của ông nhẹ đến mức đáng kinh ngạc. Ông hồi phục tốt sau vài tuần. 

Phi công lái máy bay chiến đấu William Rankin đã quay trở lại nhiệm vụ, viết cuốn sách kể về kỳ tích trên và sống thêm 5 thập kỷ nữa. Ông qua đời vào ngày 6/7/2009, khi chỉ còn 20 ngày nữa là kỷ niệm 50 năm sự cố kinh hoàng. 

Hoàng Trang/Báo Tin tức (Theo disciplesofflight.com)
Bí ẩn về “Cô gái Yde” - xác ướp khét tiếng nhất thế giới
Bí ẩn về “Cô gái Yde” - xác ướp khét tiếng nhất thế giới

Xác ướp 2.000 năm tuổi được phát hiện trong một đầm lầy ở Hà Lan vào năm 1897, nhiều người tin rằng cô gái trẻ này đã bị hành quyết hoặc bị hiến tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN