Sahara là sa mạc nóng lớn nhất thế giới và là sa mạc lớn thứ ba về tổng thể, sau các sa mạc lạnh giá ở Nam Cực và Bắc Cực. Sahara là một trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái đất, bao gồm 9,4 triệu km vuông, một khu vực có diện tích tương đương với Mỹ (bao gồm Alaska và Hawaii) và trải dài gần một phần ba lục địa châu Phi.
Tên của sa mạc bắt nguồn từ từ tiếng Ả Rập "ṣaḥrā", có nghĩa là sa mạc.
1. Sa mạc Sahara thực sự rộng lớn
Không sai khi nói rằng sa mạc Sahara bao phủ gần như toàn bộ phần trên cùng của lục địa Châu Phi, với 31% diện tích. Sa mạc Sahara trải rộng trên nền diện tích khoảng 9,2 triệu km vuông.
Tại điểm rộng nhất từ Bắc tới Nam, Sahara chạy dài hơn 1.800 km. Theo chiều rộng, từ Đông sang Tây, nó trải rộng hơn 4.800 km. Sa mạc Sahara bao trùm qua 10 quốc gia bao gồm Algeria, Chad, Ai Cập, Libya, Mali, Mauritania, Morocco, Niger, Sudan và Tunisia.
Tuy nhiên, diện tích của sa mạc không chỉ dừng lại ở đó. Các nhà khoa học phát hiện sa mạc Sahara ngày càng mở rộng. Từ năm 1962 tới nay, sa mạc này đã rộng thêm gần 650.000 km2.
Tuy địa hình rộng lớn và được nhiều người ví vón là "sa mạc của những sa mạc", nhưng Sahara chỉ là sa mạc lớn thứ 3 thế giới, xếp sau Nam Cực và Bắc Cực.
2. Sa mạc không chỉ là cát
Sự thật là sa mạc Sahara chỉ là toàn cát là cát. Những biển cát được các nhà khoa học gọi là “ergs”, chiếm một phần lớn ở vùng cực Tây của sa mạc, chủ yếu ở Tây Sahara, Maroc, Mauritania và vùng viễn Tây của Algeria.
Khi di chuyển về phía Đông qua sa mạc Sahara, chúng ta sẽ thấy nhiều môi trường sống khác. Có những cao nguyên đá được gọi là "hamada", trải khắp phần lớn sa mạc Sahara về phía Đông, cũng như những đồng bằng sỏi được gọi là “reg”, vô số hồ cạn, một số thung lũng sâu, hoang vắng và thậm chí cả những khu vực có những bãi muối lớn.
Sa mạc Sahara được bao quanh gần như mọi hướng bởi các dãy núi. Ở phía Bắc Niger, dãy núi Air Mountains nổi lên giữa sa mạc. Ở miền Nam Algeria, dãy Hoggar cũng vậy. Chad và Libya chia sẻ dãy Tibesti, gần như nằm ở trung tâm sa mạc. Ai Cập và Sudan có đồi Biển Đỏ tạo nên một phần biên giới giữa hai quốc gia này. Thậm chí còn có một ngọn núi lửa không hoạt động ở sa mạc Sahara, tên là Emi Koussi. Đây cũng là đỉnh núi cao nhất của khu vực.
3. "Con mắt của Sahara"
Sự hình thành địa chất được gọi là cấu trúc Richat là một trong những khía cạnh độc đáo nhất của sa mạc Sahara.
Nằm ở vùng nông thôn Mauritania, Richat Structure là một mái vòm tự nhiên được tạo thành từ nhiều lớp đá trầm tích. Tảng đá này được xếp thành những vòng tròn hoàn hảo, tạo cho khu vực này vẻ đẹp bắt mắt khi nhìn từ trên cao xuống mặt đất. Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra khu vực này vào những năm 1930 và bắt đầu nghiên cứu nó để xem nó là gì. Lúc đầu, họ tin rằng một thiên thạch rơi xuống trái đất cách đây hàng triệu năm, có thể đã gây ra hiện tượng hình tròn trên trái đất. Nhưng gần đây, giả thuyết đó đã không còn thuyết phục nữa.
Vào những năm 2000, đã có bằng chứng chứng minh rằng thiên thạch không phải là thứ đã tạo ra “Con mắt sa mạc Sahara”. Nhưng các nhà địa chất vẫn thể khẳng định tại sao nó lại ở đó. Một số người cho rằng nước thủy nhiệt đã tích tụ ở khu vực đó trong quá khứ và gây ra sự hình thành đá độc đáo cũng như tích tụ trầm tích.
Hiện nay, lý thuyết phổ biến cho rằng con mắt của sa mạc Sahara trên thực tế là một mái vòm địa chất được nâng lên. Các nhà khoa học thường gọi là đường cong hình vòm. Bất chấp nguồn gốc và thời gian hình thành, con mắt sa mạc Sahara thực sự rất tuyệt vời.
4. Sahara chỉ là một nửa câu chuyện
Ở dưới cùng của sa mạc Sahara, dọc theo rìa phía Nam của các quốc gia như Burkina Faso, Nam Sudan, Chad, Nigeria và Mali là vùng được gọi là Sahel.
Sahel là một đồng cỏ xavan nhiệt đới có thể rất ẩm ướt, xanh tươi và sống động trong mùa mưa nhưng rất khô và hoang vắng trong thời gian hạn hán. Cũng giống như sa mạc Sahara, Sahel trải dài gần như dọc bờ biển châu Phi và đóng vai trò là khu vực biên giới giữa vùng khí hậu khắc nghiệt nhất của sa mạc Sahara và vùng nhiệt đới xa hơn của lục địa khi nó di chuyển về phía nam về phía xích đạo.
5. Nơi phát hiện ra xác ướp lâu đời nhất
Xác ướp lâu đời nhất trên thế giới được tìm thấy ở sa mạc Sahara và nó không liên quan gì đến nền văn minh Ai Cập cổ đại. Xác ướp Tashwinat là xác ướp nhỏ của một đứa trẻ, được phát hiện trong một hang động nhỏ ở Wan Muhuggiag, thuộc khối núi Acacus (Tadrart Acacus), Fezzan, Libya, bởi Giáo sư Fabrizio Mori vào năm 1958. Xác ướp hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Assaraya Alhamra ở Tripoli.
Nội tạng của đứa bé đã bị cắt bỏ trước khi chôn cất trên sa mạc. Người ta phát hiện ra rằng các chất bảo quản nguyên thủy đã được tiêm vào cơ thể đứa bé để duy trì nó tốt nhất có thể vào thời điểm đó. Xem xét xác ướp được tìm thấy hàng ngàn năm sau, có vẻ như những cư dân sa mạc cổ đại đã làm khá tốt trong vấn đề bảo quản thi thể.
Việc xác định niên đại bằng carbon cho thấy thi thể đã qua đời vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên. Đó là một phát hiện đáng kinh ngạc bởi vì điều đó có nghĩa là xác ướp Tashwinat có tuổi đời hơn khoảng 1.000 năm so với những xác ướp Ai Cập cổ đại lâu đời nhất được biết đến.
6. Nền văn minh sa mạc phát triển mạnh mẽ
Trong khi người Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại đang thống trị khu vực châu Âu, những người ở sa mạc Sahara đã phát triển nền văn minh rực rỡ ở bán cầu. Ở phía Nam Địa Trung Hải, ngay giữa sa mạc Sahara, các nhà khoa học phát hiện một số nền văn minh cổ đại nổi bật đã trỗi dậy và thịnh vượng, trước khi lụi tàn và bị nhập vào các nền văn hóa khác.
Đứng đầu trong số này là một nhóm người được gọi là Garamantes. Những người này đã lên nắm quyền ở nơi ngày nay được gọi là Libya vào khoảng 500 năm trước Công nguyên và kiểm soát khu vực này trong hàng nghìn năm tiếp theo. Họ sống sót giữa sa mạc bằng cách đào giếng sâu xuống lòng đất. Ở đó, họ có thể lấy nước cho đồng ruộng, giúp cây trồng phát triển và tồn tại.
Mặc dù là dân bán du mục nhưng người Garamantes lại xây dựng nền văn minh khá ấn tượng. Họ xây dựng các công trình kiến trúc, sáng tạo nghệ thuật, thành lập cộng đồng và cuối cùng đã thành công khi sống ở một trong những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới.
Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, nguồn cung cấp nước cạn kiệt, khiến họ buộc phải rời khỏi sa mạc và hòa nhập với những nền văn minh khác.
7. Những người du mục vẫn lang thang ở đó
Có vẻ khó tin vào điều này trong kỷ nguyên hiện đại của điện thoại thông minh và kết nối Internet lâu năm, nhưng ngày nay vẫn có những bộ lạc du mục đi khắp sa mạc Sahara. Đáng chú ý nhất trong số này là hai nhóm: Berbers và Tuareg. Người Berber là bộ tộc lâu đời nhất trong số những bộ tộc này, với dòng máu của họ có thể đã tồn tại từ 10.000 năm trước Công nguyên. Trên thực tế, nhiều nhà khảo cổ học cho rằng người Berber cổ đại là những dân tộc du mục đầu tiên sinh sống ở Sahara.
Ngày nay, họ sống thành những cộng đồng nhỏ, rải rác khắp khu vực. Các quốc gia Maroc, Libya, Tunisia, Mali và thậm chí cả Ai Cập đều có nhiều nhóm người Berber khác nhau. Và vì họ là những người du mục trong công việc với động vật và tìm kiếm nước, họ thường vượt qua biên giới quốc tế để sinh tồn.
8. Sa mạc Sahara có biển
Vào cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học bắt đầu băn khoăn về tính khả thi việc làm ngập sa mạc Sahara bằng nước và tạo ra biển Sahara.
Kế hoạch này bắt đầu vào năm 1877 khi một doanh nhân người Scotland tên là Donald Mackenzie cân nhắc liệu có thể cắt một con kênh từ sa mạc ra đại dương gần đó và làm ngập một phần lớn sa mạc Sahara bằng nước biển hay không. Theo Mackenzie, điều này cho phép thực hiện nhiều hoạt động nông nghiệp hơn ở Bắc Phi. Nếu biển được tạo ra đủ lớn, nó thậm chí có thể làm thay đổi các kiểu thời tiết ở châu Âu và các nơi khác.
Đối với Mackenzie, ông cũng muốn cắt biển vào sa mạc Sahara vì mục đích kinh tế. Ông nghĩ rằng ở đó đã từng có biển từ rất lâu trước đây và việc đưa một biển nhân tạo trở lại sa mạc có thể mở ra thị trường mới cho các thương nhân từ châu Âu đến. Cụ thể, biển nội địa có thể được dùng để tạo ra một con đường dẫn xuống Tây Phi, nơi có nhiều vàng cũng như các tài nguyên khoáng sản và gỗ khác cần được khai thác. Mackenzie tin rằng con kênh đó thậm chí có thể kết nối với sông Niger, sau đó sẽ mở ra toàn bộ phần còn lại của châu Phi cận Sahara với các tuyến đường thương mại.
Tất nhiên, biển Sahara chưa bao giờ xảy ra. Nhưng không phải vì Mackenzie thiếu suy nghĩ! Các doanh nhân và nhà khoa học khác thậm chí còn đưa ra ý tưởng này vào thế kỷ 20, dành thời gian để vạch ra các điểm xâm nhập khả thi và xem xét làm thế nào nước biển có thể tràn vào các khu vực khác nhau của sa mạc, nếu có cơ hội.
9. Đường cao tốc trên sa mạc
Một số quốc gia tạo đã cùng nhau thực hiện các dự án xây dựng đầy tham vọng, nhằm kết nối những địa điểm khác nhau ở giữa sa mạc.
Một trong số dự án đó đường cao tốc chạy qua toàn bộ sa mạc ở những nơi như Ai Cập và Sudan, đường cao tốc nối Dakar, Sénégal, ở cực Tây đến Cairo, Ai Cập, ở cực Đông Bắc. Một tuyến khác là đường cao tốc xuyên Sahara chạy qua Algeria, Niger và Nigeria...
10. Sahara đang phát triển nhanh chóng
Sa mạc Sahara như một sinh vật sống bởi nó luôn phát triển không ngừng. Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng sa mạc Sahara hiện nay đã lớn hơn khoảng 10% so với 100 năm trước.
Chu kỳ khí hậu tự nhiên và tác động của biến đổi khí hậu do con người tạo ra đã ảnh hưởng đến sự phát triển này.
Sa mạc Sahara và Sahel ở phía Nam là những khu vực bị chiến tranh tàn phá, vô luật pháp và nguy hiểm. Với việc sa mạc nhanh chóng mở rộng về phía nam và chiếm lĩnh đất canh tác trước đây với tốc độ chưa từng thấy sẽ là vấn đề nan giải trong hiện tại và cả tương lai.
Các quốc gia như Mali, Mauritania, Burkina Faso đang chứng kiến các hoạt động nổi loạn và khủng bố ngày càng tăng vì nhiều lý do. Sa mạc mở rộng gây áp lực lên cộng đồng để tồn tại trong điều kiện ngày càng khắc nghiệt sẽ nhanh chóng tạo ra điểm nóng gây nhức nhối.