Theo abcnews, một quan chức Mỹ ngày 4/7 xác nhận
Triều Tiên vừa phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hai giai đoạn. Đây được coi là lần Triều Tiên phóng thử ICBM thành công đầu tiên trong nỗ lực xây dựng một hệ thống tên lửa có thể vươn xa tới Mỹ.
Trước đó, vào tháng 3, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định “mọi phương án đều được tính đến”, để giải quyết mối đe dọa ngày một lớn mà Triều Tiên gây ra.
Tuy nhiên, để đối phó với một quả tên lửa đang nhắm tới, Bộ Quốc phòng cũng đã chuẩn bị hệ thống phòng không tên lửa toàn diện để giúp bảo vệ quốc gia khỏi đợt tấn công.
Hệ thống tên lửa đánh chặn trên mặt đất |
Hệ thống tên lửa đánh chặn trên mặt đấtHệ thống tên lửa đánh chặn trên mặt đất được thiết kế để đối phó trước mối đe dọa tên lửa Triều Tiên, bao gồm ICBM có tầm bắn tối thiểu lên tới 5471 km. Triều Tiên trước đó công khai tuyên bố muốn phát triển một loạt ICBM có khả năng vươn xa vào trong đất liền Mỹ với một vũ khí hạt nhân.
Trong tháng 5, Mỹ triển khai cuộc thử nghiệm đầu tiên của hệ thống tên lửa đánh chặn trước một mục tiêu lớp ICBM.
Tên lửa đánh chặn được phóng từ Căn cứ không quân Vandenberg ở California, và mục tiêu ICBM được phóng từ Kwajalein Atoll thuộc Quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương. Kết quả là ICBM đó đã bị đánh chặn thành công.
Theo Phó Đô đốc Jim Syring – giám đốc Cơ quan Tên lửa Quốc phòng lúc bấy giờ, “hệ thống này cực kỳ quan trọng đối với nền an ninh quốc phòng nội địa nước ta, và buổi thử nghiệm này chứng minh được rằng chúng ta có khả năng đánh chặn đáng tin cậy trước một mối đe dọa thực”.
Hiện đang có 36 hệ thống tên lửa đánh chặn trên mặt đất được lắp đặt tại hai căn cứ quân sự ở Mỹ - 32 hệ thống ở căn cứ Fort Greely (Alaska) và 4 hệ thống ở Vandenberg.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)Khác với hệ thống tên lửa đánh chặn trên mặt đất, hệ thống THAAD có khả năng đánh chặn và phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung trước khi chúng theo quỹ đạo rơi xuống.
Hệ thống THAAD hoạt động bằng cách sử dụng công nghệ hit-to-kill (truy đuổi – tiêu diệt) và bao gồm bộ pin, hệ thống radar và theo dõi.
Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis
Hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis thuộc phần vũ khí hải quân của hệ thống phòng thủ của Cơ quan phòng không chống tên lửa.
Mặc dù không được thiết kế để có thể đánh chặn ICBM, tàu có trang bị hệ thống Aegis có thể giám sát theo dõi ICBM và cung cấp dữ liệu kiểm soát tên lửa cho hệ thống đánh chặn trên mặt đất ở Alaska và California.
Binh sĩ và đội tàu sân bay
Hiện Mỹ đang có 28.500 binh sĩ đóng quân thường trực tại Hàn Quốc và 54.000 binh sĩ ở Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, hải quân Mỹ cũng điều động tàu khu trục và tàu tuần dương có khả năng tiêu diệt tên lửa phóng từ Triều Tiên.
Trong khi đó, tàu sân bay USS Ronald Reagan đang bảo trì ở Yokosuak (Nhật Bản) cũng thường xuyên triển khai các cuộc tuần tra trên Thái Bình Dương.