Theo Điều 17 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức như sau:
- Triển khai thực hiện chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định này.
- Căn cứ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá cán bộ, công chức viên chức và người lao động và các tiêu chí đánh giá cụ thể theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lấy ý kiến tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng cấp để ban hành tiêu chí đánh giá, thực hiện rà soát tổng thể chất lượng cán bộ, công chức viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý và xem xét đơn tự nguyện xin nghỉ việc của cán bộ, công chức viên chức và người lao động.
Giải quyết thủ tục hành chinh tại một phường của Hà Nội.
Xác định đối tượng phải nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; lập danh sách và dự toán số tiền thực hiện chính sách đối với từng trường hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
- Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì kịp thời thực hiện chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3 Nghị định 178 cũng quy định: Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
Như vậy người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức xem xét đơn tự nguyện xin nghỉ việc của cán bộ công chức viên chức, lập danh sách và dự toán số tiền thực hiện chính sách đối với từng trường hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Nhóm cán bộ công chức viên chức có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc được chi trả chính sách, chế độ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.