Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Bằng (phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Từ quan niệm hiếu đạo của người Việt với tinh thần hiếu kính của các đệ tử Phật giáo mà trở thành một truyền thống trong dịp Lễ tháng 7. Trong Phật giáo, đây là dịp để tưởng nhớ đến công lao sinh thành hay còn gọi là mùa báo hiếu, ngày mà các vong linh sẽ được Đức Phật tế độ và trở về nhân gian nhận sự hiếu kính của người trần thế. Nhưng ảnh hưởng của nhân gian sau này đã bị pha tạp tín ngưỡng, phong tục từ Trung Quốc trong phần cúng lễ nên nhiều người có cúng vàng mã. Điều này trong Phật giáo không có".
"Ngày xưa, để thể hiện sự tưởng nhớ, nhiều người chỉ đốt cho người quá cố một bộ quần áo có thể là đôi dép hay con chó, con gà để làm gia súc. Bây giờ “phú quý sinh lễ nghĩa”, nhiều người quan niệm cuộc sống của thế gian với cuộc sống của người quá cố gần giống nhau. Nhìn về mặt tư tưởng đạo đức thì điều đó là tốt, nhưng nhìn từ khía cạnh thực tế, điều này quá lãng phí và không nên. Thứ nhất nó lãng phí về tiền bạc; trong quan niệm của Phật giáo là không có ích, không nhận được; gây ảnh hưởng môi trường; không thể đảm bảo được công tác phòng cháy chữa cháy. Do đó, chúng ta hãy giữ những tập tục tao nhã như đốt bộ quần áo để báo đáp công lao của người quá cố đồng thời cũng tránh được tình trạng xa hoa lãng phí”, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khuyên nên đem số tiền mua vàng mã để quyên góp cứu người nghèo, khó, bệnh tật...
Lễ Vu lan là một dịp lễ lớn của Phật giáo Việt Nam. Lễ Vu lan hay còn gọi khác là “Vu lan bồn” diễn ra vào ngày rằm tháng 7 (tức 15/7 âm lịch). Đây là dịp để mỗi người con thể hiện lòng hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ với những người quá cố mà còn cả với những người đang sống.
Tuy nhiên, vào dịp lễ Vu Lan, với quan niệm của nhiều người "trần sao âm vậy nên mua sắm nhiều vàng mã, thậm chí là hàng mã là mô hình máy bay, xe hơi, iphone, biệt thự cao tầng… để hóa hóa vàng gây tnhiều tốn kém.