Các nhà khoa học từ Viện Kỹ Thuật Điện Tử Quốc gia MIET (Nga) đã phát triển thiết bị cấy ghép tủy sống giúp cải thiện việc điều trị chứng đau mãn tính và giảm nguy cơ để lại sẹo trong quá trình phục hồi mô thần kinh. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gels.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan vừa có một thỏa thuận sơ bộ với các công ty dược phẩm của Trung Quốc trong việc phát triển vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Các thử nghiệm trên người ở quốc gia Đông Nam Á này dự kiến sẽ bắt đầu trong vòng 4 tháng tới.
Rạng sáng 23/4 (giờ Việt Nam), tập đoàn công nghệ không gian SpaceX của Mỹ đã đưa 60 vệ tinh Starlink lên vũ trụ.
Trong nỗ lực giải cứu quần thể san hô Great Barrier ở Australia, một trong những hệ sinh thái biển quan trọng nhất thế giới, các nhà nghiên cứu đang cố gắng làm mát nhiệt độ nước biển bằng kỹ thuật “làm sáng mây”.
Các nhà nghiên cứu Anh khẳng định nếu bệnh COVID-19 có mùi đặc trưng như các bệnh hô hấp khác, họ có thể huấn luyện chó đánh hơi, phát hiện người mắc.
Ngày 21/4, Công ty công nghệ sinh học ZenTech có trụ sở tại Liege (Bỉ), đã bắt đầu sản xuất các bộ xét nghiệm nhằm phát hiện nhanh kháng thể chống lại sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đây một phần trong nỗ lực của nhiều quốc gia nhằm xác định được những người miễn dịch với COVID-19.
Cuối năm 2021, sẽ có hai hành khách du lịch vũ trụ bay đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trên tàu Soyuz MS-20 của Nga và họ sẽ có cơ hội duy nhất được đón năm mới 2022 trên quỹ đạo.
Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami mới đây cho biết các nhà khoa học Iran đã sáng chế một thiết bị tối tân có thể phát hiện người nhiễm virus Corona từ xa mà không cần xét nghiệm máu.
Ngày 17/4, hai phi hành gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và một phi hành gia người Nga đã trở về Trái Đất an toàn sau khi rời Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS). Tuy nhiên, hành trình trở về lần này của họ thật đặc biệt trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang “bủa vây” Trái Đất.
Một nhóm chuyên gia Liban đã sáng chế 2 robot hỗ trợ quá trình xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và giảm nguy cơ lây nhiễm virus cho các y bác sĩ.
Các nhà nghiên cứu Singapore mới đây đã phát minh ra một robot khử trùng với cánh tay có thể chuyển động giống con người, giúp giảm tải công việc cho các nhân viên lau dọn trong mùa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Dịch vụ robot giao hàng của công ty Starship Technologies đã “nở rộ” tại hàng chục thành phố trên thế giới nhằm phục vụ người tiêu dùng ở nhà do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, giúp thiểu rủi ro lây nhiễm dịch bệnh cho cả người mua hàng và nhân viên giao hàng.
Ngày 15/4, các nhà khoa học Iran đã giới thiệu một thiết bị thông minh có khả năng phát hiện người nhiễm virus SARS-CoV-2 từ khoảng cách 100 mét.
Một nhóm kỹ sư ở bang Maryland, Mỹ đang tìm cách biến máy hút sữa của các bà mẹ thành máy thở - thiết bị quan trọng có ý nghĩa sống còn với bệnh nhân COVID-19 nặng.
Máy bay không người lái đã trở thành một thứ "vũ khí" vô cùng hữu ích trong cuộc chiến chống COVID-19. Mới đây, một công ty Canada tuyên bố họ sẽ cho ra đời một loại máy bay không người lái có thể phát hiện người có triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều giảng viên, tổ chức đoàn thể xã hội ở tỉnh Phú Yên đã có những sáng kiến hữu ích nhằm chung tay cùng cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh.
Theo phóng viên TTXVN tại Argentina, các nhà khoa học thuộc Trung tâm quản lý các Phòng thí nghiệm và Viện nghiên cứu Y tế Dr. Carlos Malbrán (ANLIS) của Argentina vừa thông báo việc giải mã thành công trình tự các bộ gien hoàn chỉnh của mẫu virus thu được từ 3 bệnh nhân nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) tại nước này.
Cùng thuộc nhóm virus Corona gây Hội chứng suy hô hấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) nhưng SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 lại có điểm khác.
Từng bị định kiến là "những kẻ cắp việc làm", song giờ đây robot đang trở thành "cánh tay" đắc lực trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhờ tính năng nổi trội của nó, như khả năng chống phơi nhiễm, tốc độ xử lý công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cơ quan Giám sát khí quyển Copernicus thuộc Trung tâm Dự báo thời tiết Châu Âu vừa phát hiện một lỗ thủng hiếm gặp ở tầng ozone phía trên Bắc Cực.
Các nhà khoa học Anh đã phát minh ra một loại khăn che kín cả mũi và miệng có thể chống được virus SARS-CoV-2 nhằm hạn chế tối đa việc lây lan dịch COVID-19.