Thái Nguyên: Tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản

Theo báo mới nhất của UBND tỉnh, Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với trên 200 điểm mỏ, gồm nhiều loại khoáng sản: vonfram, than, sắt, thiếc, chì, kẽm....

Chú thích ảnh
Khai thác tại mỏ đa kim Núi Pháo.

Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có một số loại kháng sản có trữ lượng lớn như vonfram đa kim có trữ lượng khoảng 110 triệu tấn (lớn thứ hai thế giới) tại khu vực Núi Pháo (huyện Đại Từ); than trữ lượng khoảng 90 triệu tấn (đứng thứ hai cả nước) tập trung ở các mỏ: Núi Hồng, Làng Cẩm (huyện Đại Từ), Phấn Mễ (huyện Phú Lương), Khánh Hòa (Thành phố Thái Nguyên); quặng sắt trữ lượng khoảng 50 triệu tấn tập trung chủ yếu tại Trại Cau (huyện Đồng Hỷ)…

Về cơ bản, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản từng bước được chấn chỉnh, dần đi vào nề nếp, công tác đấu giá quyền thăm dò và khai thác khoáng sản được đẩy mạnh và thực hiện chặt chẽ, đúng trình tự quy định, góp phần quan trọng vào sự phát triển của

Nhằm đưa hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn đi vào nề nếp, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã thường xuyên quan tâm, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý kịp thời những sai phạm như: Triển khai tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật về tài nguyên, khoáng sản; trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong thực hiện quy định của pháp luật về quản lý khoáng sản và bảo vệ môi trường; tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hoạt động khai thác, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, cấp phép môi trường…

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực về khai thác, chế biến khoáng sản, Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo thuộc Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials, sở hữu mỏ đa kim Núi Pháo nằm tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đang được coi là hình mẫu trong thực hiện các chính sách pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản của cả nước.

Ông Võ Tiến Dũng – Giám đốc Đối ngoại, Cộng đồng, Môi trường của Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo cho biết: Trong những năm qua, Công ty luôn tuân thủ mọi quy định của pháp luật và thực hiện theo đúng hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Công ty cũng luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo sát sao của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT), của UBND tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để làm tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng và khai thác tài nguyên, khoáng sản. Công ty cũng nỗ lực thực hiện nghiêm túc các hoạt động theo hướng dẫn của Bộ TNMT, UBND tỉnh Thái Nguyên và có báo cáo đầy đủ cho UBND tỉnh, huyện Đại Từ và cộng đồng địa phương. Không chỉ quan tâm khai thác, chế biến khoáng sản nhằm đem về lợi ích cho doanh nghiệp, mỗi năm Công ty đều có những đóng góp, quan tâm, chăm lo đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Chú thích ảnh
Các hoạt động an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện của Masan High-Tech Materials.

Cụ thể, từ năm 2014 đến nay, Công ty đã hỗ trợ xây dựng cải tạo trên 8.200m đường giao thông nông thôn, 12.950m đường điện thắp sáng làng quê… Hơn 10 năm qua, Công ty đã chung tay giúp đỡ xây dựng được trên 22 ngôi nhà tình nghĩa; trao hàng trăm suất học bổng bằng tiền và hiện vật cho các em học sinh nghèo; khám và tư vấn sức khỏe trên 1000 đối tượng người có công, hộ gia đình chính sách. Đồng thời, hằng năm, Công ty đều đóng góp trực tiếp cho Ngân sách Nhà nước tỉnh Thái Nguyên số tiền tương đương 1 triệu USD để phục vụ các chương trình an sinh, xã hội của tỉnh. Là một trong những đơn vị có quy mô khai thác lớn, Công ty luôn tuân thủ tuyệt đối các thông tư, nghị định về công tác quản lý khoáng sản, các quy định của Bộ Tài nguyên môi trường cũng như tỉnh Thái Nguyên, chấp hành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định. Từ năm 2018 đến 2021, Công ty đã đóng góp gần 4000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, là đơn vị đóng thuế lớn thứ 2 của tỉnh Thái Nguyên sau Công ty Samsung…

Ông Nguyễn Thế Giang, Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên khẳng định: Với trách nhiệm của ngành, Sở đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản.  Từ 2016 đến nay, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã chủ trì phối hợp với các cơ quan trung ương và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra trên 200 lượt mỏ khoáng sản trên địa bàn. Quá trình kiểm tra đã phát hiện, xử lý vi phạm đối với 29 mỏ, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, truy thu tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là trên 9,2 tỷ đồng.

Chú thích ảnh
Dây chuyền sản xuất hiện đại tầm cỡ thế giới tại Masan High-Tech Materials.

Về công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, các đội kiểm tra, kiểm soát liên ngành đã phát hiện và xử lý kịp thời các tổ chức cá nhân, có hành vi hoạt động trái phép. Cụ thể, số tiền xử phạt gần 900 triệu đồng, thu giữ 12,11 tấn quặng chì kẽm; 62,58 tấn đất sét…Tiêu hủy nhiều phương tiện, dụng cụ phục vụ khai thác trái phép, trục xuất các đối tượng ra khỏi khu vực khai thác trái phép.

Đối với các dự án sai phạm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Sở Tài nguyên Môi trường đã lập kế hoạch giải quyết những tồn tại, hạn chế theo hướng dẫn của UBND tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra, kiểm kê sản lượng, trữ lượng và nghĩa vụ tài chính...

Thời gian tới, Thái Nguyên sẽ tiếp tục, triển khai, đôn đốc thực hiện các Quy định quản lý khoáng sản trên địa bàn và lên phương án bảo vệ nhằm hướng đến mục tiêu đưa hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn đi vào nề nếp, phấn đấu 100% các vụ việc khai thác, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản trái phép, từng bước nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức, các nhân khai thác khoáng sản và cộng đồng dân cư về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Hoàng Nguyên
Masan High-Tech Materials phát triển công nghệ tái chế Coban mới
Masan High-Tech Materials phát triển công nghệ tái chế Coban mới

H.C. Starck Tungsten Powders – một trong những công ty thành viên của Masan High-Tech Materials hiện đang nghiên cứu dây chuyền công nghệ mới để tái chế Coban từ nguồn kim loại phế liệu tại nhà máy ở Goslar, Đức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN