Già hoá dân số và viễn cảnh 1 người trẻ gánh kinh tế cho 4 người già

Nhiều người ở độ tuổi U40 chưa có sự chuẩn bị tài chính, sức khoẻ cho tuổi già, dễ dẫn đến tình trạng phụ thuộc con cháu trong 15-20 năm nữa.

Chú thích ảnh

Áp lực “vô hình” của thế hệ dân số “vàng”

Anh Tấn Phát, 32 tuổi, ngoài công việc văn phòng hàng ngày, anh vẫn phải lăn lộn làm thêm ngoài giờ và đầu tư kinh doanh để có đủ thu nhập lo cho gia đình cũng như theo đuổi những mục tiêu cá nhân. Từ trước đến nay, anh Phát và vợ vẫn ở chung với bố mẹ để tiện chăm sóc, một phần cũng là do chưa đủ kinh tế để mua nhà riêng.

Anh Phát tâm sự: “Hai vợ chồng anh thu nhập khoảng 50 triệu đồng/tháng, chỉ đủ lo cho hai đứa con học hành, nuôi bố mẹ già, lấy gì nghĩ đến việc mua nhà hay những dự định khác. Nhiều khi muốn mua một ngôi nhà mới có thêm phòng ngủ cho con cũng thật xa vời”.

Mệt mỏi với guồng quay công việc, lo cho người thân, áp lực đồng trang lứa rồi thêm những dự định mua nhà, xe trong tương lai… khiến anh Phát không còn thời gian cho bản thân, cũng như lên kế hoạch tiết kiệm cho tuổi già của mình.

Trên thực tế, những người thuộc thế hệ Y như anh Tấn Phát (từ 26 đến 41 tuổi) cũng đã và đang gánh chịu nhiều áp lực về kinh tế, tinh thần. Bởi họ là lực lượng lao động chính, tiêu dùng chính hiện nay, sống và làm việc trong thời kỳ dân số vàng. Chính áp lực kinh tế thời điểm hiện tại khiến họ vẫn chưa có tài chính ổn định hay dư dả để lên kế hoạch tuổi già cho riêng mình. Đáng lo ngại là còn nhiều người không mảy may đến kế hoạch tài chính cho bản thân khi về già.

Viễn cảnh 1 người trẻ gánh kinh tế cho 4 người già

Chỉ khoảng 20 năm tới, những người thuộc thế hệ Y sẽ bắt đầu bước vào tuổi già. Theo nhận định từ khảo sát “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” do Prudential Việt Nam phối hợp cùng Viện Khoa học Lao động Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học thực hiện, đến khoảng năm 2039, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già và nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng, mỗi người trẻ sẽ phải gánh kinh tế cho 4 người già, bao gồm: bố mẹ, ông bà. Từ đó, áp lực kinh tế lại càng đè nặng lên thế hệ trẻ - tương lai của đất nước hơn.

Vấn đề này không chỉ gây áp lực với từng cá nhân đang sống trong thời kỳ tiến tới già hóa dân số mà còn là gánh nặng đối với chính sách an xã hội, đòi hỏi nhà nước phải chuẩn bị nguồn trợ cấp cho lượng lớn dân số già, trong khi thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Ngành y tế cũng phải xây dựng thêm các chuyên khoa lão để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi.

Mỗi người cần phải xác định kế hoạch độc lập tuổi già từ sớm, để giảm bớt gánh nặng cho con cháu cũng như đảm bảo cuộc sống cho bản thân sau này. Cần có sự chuẩn bị về nhiều khía cạnh như tài chính, sức khoẻ, tinh thần ngay từ bây giờ. Nếu xác định được vậy, tuổi già của bản thân sẽ là sự tận hưởng và không cần phụ thuộc con cháu, giảm áp lực lên không chỉ lên thế hệ sau mà còn đối với hệ thống an sinh xã hội của đất nước.

Làm thế nào để ‘già hóa chủ động’: Bài toán khó cho người trẻ
Làm thế nào để ‘già hóa chủ động’: Bài toán khó cho người trẻ

Lập kế hoạch để già hóa chủ động là điều cấp thiết đối với người trẻ hiện nay, đặc biệt là thế hệ Millennials (sinh trong giai đoạn 1980-1996) trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào thời kì “dân số già”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN