TP Hồ Chí Minh đang đối mặt với thách thức lớn về mức sinh thấp, dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của quá trình già hóa dân số. Tình trạng này gây ra nhiều hệ lụy, như thiếu hụt nguồn lao động và gia tăng áp lực lên hệ thống an sinh xã hội. Để giải quyết vấn đề này, Thành phố đã triển khai nhiều biện pháp và chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con.
“Dân số” ở Nhà tù nữ Tochigi phản ánh xã hội già hóa bên ngoài và vấn nạn người già cô đơn đang lan rộng, mà các giám thị cho biết là rất nghiêm trọng đối với một số tù nhân lớn tuổi đến mức họ muốn ở lại tù.
Tỷ lệ sinh thấp và lực lượng lao động già hóa đang đẩy Hàn Quốc vào nguy cơ thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Các chuyên gia kêu gọi chính phủ có biện pháp khẩn cấp để duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường việc làm.
Hàn Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số nghiêm trọng khi tỷ lệ sinh thấp và già hóa nhanh đe dọa nền kinh tế. Chính quyền nước này đã khởi động các cuộc họp khẩn cấp để tìm ra giải pháp dài hạn, với mục tiêu nâng tỷ lệ sinh lên 1,0 vào năm 2030. Các biện pháp trọng tâm bao gồm cải thiện việc làm, thu nhập, hỗ trợ chăm sóc trẻ em và phát triển ngành công nghiệp bạc.
Hạ viện Nhật Bản vừa thông qua dự thảo ngân sách cao kỷ lục 115,2 nghìn tỷ yen (tương đương 773 tỷ USD) cho năm tài chính 2025. Đây không chỉ là con số lớn nhất trong lịch sử mà còn phản ánh những ưu tiên quan trọng của Tokyo: miễn học phí để thúc đẩy tỷ lệ sinh, tăng cường quốc phòng và đối phó với chi phí an sinh xã hội ngày càng tăng do dân số già hóa. Dự luật dự kiến sẽ được Thượng viện xem xét và có thể chính thức được ban hành trong vòng 30 ngày tới.
Dân số Cuba tiếp tục xu hướng già hóa và giảm tự nhiên trong năm 2024 khi chỉ ghi nhận khoảng 71.000 ca sinh, con số thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Việt Nam đang trong quá trình già hóa dân số và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Dự báo, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2036 và “siêu già” vào năm 2049. Điều này sẽ để lại nhiều hệ lụy: thiếu hụt lực lượng lao động, suy giảm quy mô dân số.
Mức sinh thấp, chênh lệch giới tính, chênh lệch tỷ lệ sinh giữa các vùng miền và già hóa dân số đang nổi lên là những thách thức lớn đối với bức tranh dân số Việt Nam. Khi tỷ lệ sinh giảm, số lượng người trẻ trong độ tuổi lao động cũng giảm theo, trong khi số người cao tuổi lại tăng nhanh khiến giai đoạn “dân số vàng” kết thúc sớm, việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trở nên khó khăn hơn. Đây chính là bài toán phức tạp mà Việt Nam cần nhanh chóng tìm ra lời giải để đảm bảo một tương lai bền vững và thịnh vượng cho các thế hệ mai sau.
Việt Nam đang chứng kiến tốc độ già hóa dân số nhanh chóng. Người cao tuổi ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số, đặt ra nhiều thách thức về an sinh xã hội, lao động và chăm sóc y tế.
Mức sinh thấp, chênh lệch giới tính, chênh lệch tỷ lệ sinh giữa các vùng miền và già hóa dân số đang nổi lên là những thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam.
Với việc dân số Nhật Bản ngày càng già hóa, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi đang gia tăng đáng kể.
Người cao tuổi cần được tạo việc làm phù hợp đảm bảo thu nhập, chăm lo sức khỏe và các chính sách an sinh xã hội để có một tuổi già khỏe mạnh, có chất lượng cuộc sống cao.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần có sự chuẩn bị cho việc chuyển đổi từ một xã hội trẻ thành một xã hội già.
Việt Nam dần bước vào thời kỳ dân số già, điều này không chỉ đặt thách thức lên chính sách an sinh xã hội và hệ thống y tế, mà còn trở thành thách thức của mỗi gia đình.
Theo báo cáo Triển vọng Di cư quốc tế 2024 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được công bố ngày 14/11, số người di cư đến các quốc gia thành viên giàu có hơn đã đạt mức kỷ lục năm thứ hai liên tiếp vào năm 2023, phản ánh gia tăng nhu cầu về lao động nước ngoài, cũng như tình trạng thiếu hụt nhân lực do dân số già hóa.
Theo dự báo do Viện Nghiên cứu về vấn đề dân số và bảo hiểm xã hội quốc gia Nhật Bản công bố ngày 12/11, vào năm 2050, thời điểm đánh dấu thế hệ bùng nổ dân số thứ hai ở nước này bước vào tuổi 75, tỷ lệ người cao tuổi sống một mình tại 46/47 địa phương của Nhật Bản sẽ vượt quá 20%.
Trong khi xu thế chung trên toàn Nhật Bản là dân số giảm, thì có một địa phương lại trở thành ngoại lệ khi dân số tăng đều đặn trong khoảng 10 năm trở lại đây. Đó chính là thành phố Akashi, tỉnh Hyogo. Đây là một trong những địa phương hiếm hoi ở Nhật Bản có tỷ lệ sinh cao và dân số tăng lên nhờ sự hỗ trợ hào phóng từ chính quyền địa phương dành cho các hộ gia đình có trẻ em.
“Già hóa dân số” hay còn gọi là giai đoạn “dân số đang già” là tình trạng dân số có tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên; hoặc khi tỷ lệ người từ 60 tuổi chiếm từ 10% tổng dân số trở lên. Giai đoạn “dân số già”, còn gọi là giai đoạn “dân số đã già”, là tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14% tổng dân số trở lên. “Dân số siêu già” sẽ có tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 21% dân số trở lên. Với tỷ lệ người trên 65 tuổi vượt xa mức 29,3% dân số, có thể khẳng định Nhật Bản đã rơi vào tình trạng “dân số siêu già”. Điều đó có nghĩa là khủng hoảng nhân khẩu của Nhật Bản rơi vào tình trạng “báo động đỏ”.
Các chuyên gia Hàn Quốc cho biết kết quả bầu cử Mỹ mang lại những bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách của Hàn Quốc trong khi đang tìm cách tăng số lượng lao động nước ngoài như một phần trong chiến lược giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng hơn do dân số già hóa và giảm sút của nước này.
Già hóa dân số là một trong những xu hướng nổi bật, đáng quan tâm của thế kỷ XXI, khi ngày càng có nhiều nước báo động về tình trạng gia tăng tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số, gây ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đất nước.