Thanh Hóa hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 313-CV/TU về việc triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Chú thích ảnh
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao hỗ trợ cho công nhân lao động Công ty TNHH Sakurai Việt Nam. Ảnh minh họa: Khiếu Tư/TTXVN

Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu UBND tỉnh khẩn trương tổ chức quán triệt, triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh bảo đảm kịp thời, đúng nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, nội dung hỗ trợ, đảm bảo công khai, minh bạch.

Các đơn vị thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong thực hiện chính sách hỗ trợ, tuyệt đối không để xảy ra lợi dụng, trục lợi chính sách

Cùng với nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh tính toán, bố trí, sử dụng ngân sách địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Bí thư huyện, thị, thành ủy; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện ở địa phương mình trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh,  pháp luật, Nhà nước.

Trước những ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh, trên địa bàn hiện có khoảng gần 300.000 lao động; trong đó có khoảng 180.000 lao động đang làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Ngay từ những tháng đầu năm 2021, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu, tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Một số sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong sản xuất như thuốc lá, ô tô. Các dự án Điện mặt trời Kiên Thọ; Thủy điện Hồi Xuân; may xuất khẩu Quý Lộc; Nhà máy may Blue - Garment xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc... chậm tiến độ.

Thực tế cho thấy, tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn nên gánh nặng về chi trả tiền công, mua nguyên liệu đầu vào khiến nhiều doanh nghiệp phải áp dụng các giải pháp ứng phó tạm thời. Do vậy, việc triển khai Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có ý nghĩa thiết thực, góp phần hỗ trợ, động viên các doanh nghiệp và người lao động nỗ lực vượt khó để duy trì sản xuất, kinh doanh…

Khiếu Tư  (TTXVN)
Tăng cường hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động
Tăng cường hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 12/7, Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh có thông báo các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN