Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025.
Quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về bệnh đậu mùa khỉ được bang California đông dân nhất nước Mỹ đưa ra 9 ngày sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, mức cảnh báo cao nhất của cơ quan này về căn bệnh virus lây lan nhanh.
Trước sự gia tăng số ca mắc mới COVID-19 do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron, Giáo sư Ravichandran Manickam - Giám đốc Trung tâm phát triển vaccine và cũng là người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Malaysia - đã đưa ra 6 biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Trong khi đó, theo chuyên gia sức khỏe cộng đồng Keletso Makofane, phản ứng toàn cầu trước dịch bệnh đậu mùa khỉ là “tồi tệ hơn phản ứng ban đầu với HIV”.
Chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên toàn quốc cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi đã được khởi động tại Israel ngày 31/7.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ trưởng Y tế bang Kerala miền Nam Ấn Độ, bà Veena George thông báo, thanh niên 22 tuổi tử vong chiều 30/7, tại thành phố Thrissur thuộc bang này trước đó đã có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh đậu mùa khỉ ở nước ngoài. Đây là trường hợp đầu tiên tử vong vì bệnh này ở Ấn Độ và là trường hợp thứ 4 ở bên ngoài châu Phi.
Ngày 31/7, số ca mắc mới COVID-19 là 1.478 ca (giảm 192 ca so với ngày trước), trong đó có 1 ca nhập cảnh và 1.477 ca bệnh ghi nhận trong nước. Có 7.877 ca bệnh được công bố khỏi bệnh trong ngày.
Ngày 30/7, Văn phòng châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ sẽ gia tăng sau khi ghi nhận những ca tử vong đầu tiên bên ngoài châu Phi, nhưng cho rằng những biến chứng nguy hiểm vẫn rất hiếm.
Ngày 30/7, số ca mắc mới COVID-19 là 1.670 ca (giảm 135 ca so với ngày trước), trong đó có 2 ca nhập cảnh và 1.668 ca bệnh ghi nhận trong nước. Có 7.974 ca bệnh được công bố khỏi bệnh trong ngày.
Biến thể ngày nay của virus herpes đã xuất hiện lần đầu cách đây 5.000 năm và sự lây lan của nó có thể bắt nguồn từ những nụ hôn. Đây là kết luận trong nghiên cứu khoa học được đăng tải trên tạp chí Science Advances ngày 28/7.
Chính quyền địa phương, cơ quan chức năng tỉnh Nam Định thực hiện phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để rà soát, vận động người dân đi tiêm chủng.
Ngày 29/7, số ca mắc mới COVID-19 là 1.805 ca (tăng 104 ca so với ngày trước), trong đó có 2 ca nhập cảnh và 1.803 ca bệnh ghi nhận trong nước. Có 9.077 ca bệnh được công bố khỏi bệnh trong ngày.
“Sẽ không quá ngạc nhiên nếu dịch bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở Việt Nam vì Việt Nam đã mở cửa, giao thương đi lại nhiều; cần chuẩn bị các phương án sẵn sàng ứng phó khi có dịch bệnh xâm nhập”.
Ngay sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu, Bộ Y tế đã đề ra các biện pháp ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam. Theo đó, BS. Phạm Thị Kiều Loan - Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội - CDC Hà Nội) chia sẻ với báo chí về các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Ngày 29/7, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người.
Ngày 28/7, tại cuộc họp cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) cho biết, về các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, phổ biến là sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, phát ban, tổn thương ở da.
Ngày 28/7, Nhật Bản đã xác nhận ca thứ 2 mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nước này là một người đàn ông ở độ tuổi 30 sinh sống tại thủ đô Tokyo.
Số ca mắc mới COVID-19 ngày 28/7 ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản dự kiến vượt mốc 40.000 ca, lên mức cao kỷ lục. Đây là thông tin được kênh truyền hình FNN dẫn các nguồn chính phủ Nhật Bản cho biết.
Bộ Y tế Ấn Độ ngày 28/7 cho biết số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 28/7 của nước này một lần nữa vượt mốc 20.000 ca.
Ngày 27/7, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra khuyến cáo đối với các cơ sở y tế sau khi lần đầu tiên phát hiện vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore trong mẫu đất và nước ở Mỹ.
Nhằm giám sát và sớm phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, ngày 27/7, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đã ký văn bản gửi Bộ Y tế kiến nghị cho phép Thành phố thực hiện khai báo y tế đối với người nhập cảnh tại các cửa khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh.