Ngày 25/11, Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết đã ra thông báo khẩn về tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm A/H1pdm bởi ở tỉnh đã có 4 trường hợp tử vong do bệnh này.
Bộ Y tế cho biết, ngày 3/8/2022 có 2.096 ca mắc mới COVID-19 trên cả nước. Đây là ngày có ca mắc mới cao nhất trong gần 80 ngày qua và là ngày thứ hai liên tiếp có trên 2.000 ca mắc mới COVID-19. Ngoài ra, số bệnh nhân thở ô xy cũng tăng lên với 80 ca (tăng 41 ca so với ngày trước đó). Đây cũng là số ca bệnh nặng được ghi nhận nhiều nhất trong thời gian qua.
Ngày 3/8, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành văn bản số 4666/UBND-VX về tăng cường phòng, chống bệnh đậu đậu mùa khỉ.
Số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Bình Phước hiện tăng cao. Công tác phòng, chống dịch của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn.
Tại Sóc Trăng, thời điểm này đang là cao điểm của bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng. Số ca bệnh đang tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục tăng và có thể bùng phát trên diện rộng, nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống.
Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đã lây lan ra nhiều nước trên thế giới, nguy cơ xuất hiện tại Việt Nam là rất cao. Trong bối cảnh đó, ngành Y tế tỉnh Kon Tum đang khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm phòng, chống căn bệnh này khi có tới gần 300 km đường biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia.
Số ca mắc COVID-19 trong những ngày qua đang có dấu hiệu gia tăng tại TP Hồ Chí Minh. Trước tình hình đó, Sở Y tế yêu cầu các địa phương tiếp tục tổ chức thêm các điểm tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là các điểm tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi và người thuộc nhóm nguy cơ.
Bộ Y tế cho biết, trong 7 tháng năm 2022, cả nước ghi nhận hơn 136.075 ca mắc sốt xuất huyết, 45 người tử vong tại 15 tỉnh, thành phố. Số mắc tăng gấp 3,2 lần, tử vong tăng 31 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố và các bộ, ngành về tăng cường công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng phòng COVID-19, diễn ra ngày 2/8, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chỉ rõ những khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống dịch hiện nay.
Quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về bệnh đậu mùa khỉ được bang California đông dân nhất nước Mỹ đưa ra 9 ngày sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, mức cảnh báo cao nhất của cơ quan này về căn bệnh virus lây lan nhanh.
Trước sự gia tăng số ca mắc mới COVID-19 do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron, Giáo sư Ravichandran Manickam - Giám đốc Trung tâm phát triển vaccine và cũng là người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Malaysia - đã đưa ra 6 biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Trong khi đó, theo chuyên gia sức khỏe cộng đồng Keletso Makofane, phản ứng toàn cầu trước dịch bệnh đậu mùa khỉ là “tồi tệ hơn phản ứng ban đầu với HIV”.
Chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên toàn quốc cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi đã được khởi động tại Israel ngày 31/7.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ trưởng Y tế bang Kerala miền Nam Ấn Độ, bà Veena George thông báo, thanh niên 22 tuổi tử vong chiều 30/7, tại thành phố Thrissur thuộc bang này trước đó đã có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh đậu mùa khỉ ở nước ngoài. Đây là trường hợp đầu tiên tử vong vì bệnh này ở Ấn Độ và là trường hợp thứ 4 ở bên ngoài châu Phi.
Ngày 31/7, số ca mắc mới COVID-19 là 1.478 ca (giảm 192 ca so với ngày trước), trong đó có 1 ca nhập cảnh và 1.477 ca bệnh ghi nhận trong nước. Có 7.877 ca bệnh được công bố khỏi bệnh trong ngày.
Ngày 30/7, Văn phòng châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ sẽ gia tăng sau khi ghi nhận những ca tử vong đầu tiên bên ngoài châu Phi, nhưng cho rằng những biến chứng nguy hiểm vẫn rất hiếm.
Ngày 30/7, số ca mắc mới COVID-19 là 1.670 ca (giảm 135 ca so với ngày trước), trong đó có 2 ca nhập cảnh và 1.668 ca bệnh ghi nhận trong nước. Có 7.974 ca bệnh được công bố khỏi bệnh trong ngày.
Biến thể ngày nay của virus herpes đã xuất hiện lần đầu cách đây 5.000 năm và sự lây lan của nó có thể bắt nguồn từ những nụ hôn. Đây là kết luận trong nghiên cứu khoa học được đăng tải trên tạp chí Science Advances ngày 28/7.
Chính quyền địa phương, cơ quan chức năng tỉnh Nam Định thực hiện phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để rà soát, vận động người dân đi tiêm chủng.
Ngày 29/7, số ca mắc mới COVID-19 là 1.805 ca (tăng 104 ca so với ngày trước), trong đó có 2 ca nhập cảnh và 1.803 ca bệnh ghi nhận trong nước. Có 9.077 ca bệnh được công bố khỏi bệnh trong ngày.
“Sẽ không quá ngạc nhiên nếu dịch bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở Việt Nam vì Việt Nam đã mở cửa, giao thương đi lại nhiều; cần chuẩn bị các phương án sẵn sàng ứng phó khi có dịch bệnh xâm nhập”.