Tập trung chỉ đạo, bảo đảm lộ trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số 

Đắk Lắk tập trung chỉ đạo hoàn thiện thủ tục cần thiết để tổ chức thực hiện và giải ngân vốn thuộc Chương trình; chỉ đạo các địa phương triển khai hoạt động đầu tư đảm bảo kế hoạch.

Đắk Lắk hiện có 130 xã/15 huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 54 xã khu vực III, 5 xã khu vực II, 71 xã khu vực I với 519 thôn, buôn đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Chú thích ảnh
Một tuyến đường giao thông nông thôn đang được đầu tư mở rộng và bê tông hóa ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Hoài Thu/TTXVN

Theo đại diện Ban Dân tộc tỉnh, quá trình triển khai Chương trình giai đoạn 1 (từ năm 2021 đến năm 2025) đang gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Nhiều dự án của Chương trình có tỷ lệ giải ngân thấp, thậm chí chưa thể giải ngân và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình.

Đơn cử, một số dự án như: Dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Dự án quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc; Dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Dự án phát triển giáo dục đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực; Dự án truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Theo đại diện Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, mặc dù nguồn vốn dành cho Chương trình khá lớn nhưng trong quá trình triển khai còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Một số nội dung chưa đồng bộ, chưa có định mức hỗ trợ cụ thể đối với đối tượng thụ hưởng; việc bố trí nguồn lực cho chính sách chưa phù hợp mục tiêu, nội dung và thời gian thực hiện chính sách. Công tác tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của một số đơn vị, địa phương chưa kịp thời, chưa phản ánh hết khó khăn, vướng mắc trong triển khai...

Trong thời gian tới, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo hoàn thiện thủ tục cần thiết để tổ chức thực hiện và giải ngân vốn thuộc Chương trình; chỉ đạo các địa phương triển khai hoạt động đầu tư đảm bảo kế hoạch; đề xuất, kiến nghị Trung ương tháo gỡ khó khăn vướng, vướng mắc về cơ chế, chính sách.

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Chính phủ xem xét, quy định về việc thực hiện phân định đối với các xã, phường, thị trấn không thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để địa phương làm cơ sở xây dựng, triển khai cơ chế, chính sách cho phù hợp.

Bên cạnh đó, xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu, mục tiêu, lộ trình thực hiện các mục tiêu của Chương trình, theo hướng cho phép địa phương lựa chọn nội dung, dự án thành phần có nhu cầu bức xúc, cấp thiết đầu tư để triển khai đảm bảo lộ trình và phù hợp số vốn được giao nhằm tạo động lực thúc đẩy, tăng hiệu quả Chương trình…

PV
Phát động xây dựng 1.000 km đường giao thông nông thôn ở Bù Đăng, Bù Đốp
Phát động xây dựng 1.000 km đường giao thông nông thôn ở Bù Đăng, Bù Đốp

Ngày 29/8, tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng và xã Thiện Hưng (huyện Bù Đốp), Tỉnh ủy – HĐND -UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước tổ chức lễ phát động hưởng ứng khởi công xây dựng 1.000 km đường giao thông nông thôn và xóa 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN