Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều địa phương tổ chức thực hiện và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn, một số chỉ tiêu ước tính đến ngày 31/12/2023 hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao.

Theo Ủy ban dân tộc, mặc dù  Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, mới được đưa vào triển khai tại thực tiễn địa phương từ nửa cuối năm 2022, tuy nhiên bằng sự nỗ lực, tính chủ động của nhiều địa phương trong tổ chức thực hiện và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn, một số chỉ tiêu ước tính đến ngày 31/12/2023 hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao. 

Chú thích ảnh
Được vay ưu đãi bà con dân tộc Nùng ở xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh có điều kiện cải tạo
vườn đồi trồng cam, quýt cho hiệu quả tốt. Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số bình quân đạt so với mức trên 3% mục tiêu kế hoạch giao; Tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề; Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến trường, người từ 15 tuổi trở lên đọc thông viết thạo tiếng phổ thông; Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; thôn có đội văn hóa, văn nghệ (CLB) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng; Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. 

Việc hoàn thành sớm một số chỉ tiêu như trên vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đồng thời giúp địa phương dành nguồn lực cho các mục tiêu khác khó khăn hơn, đòi hỏi mức độ tập trung và thời gian thực hiện dài hơn.

Bên cạnh đó, dự báo một số chỉ tiêu sẽ sớm về đích mục tiêu kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao như: Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông; tỷ lệ trường, lớp học, trạm y tế được xây dựng kiên cố; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình, nghe đài phát thanh… 

Một số nhóm chỉ tiêu liên quan đến nguồn lực thực hiện từ vốn sự nghiệp, do còn vướng mắc, khó khăn cho địa phương để tổ chức triển khai một số dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình nên tiến độ, khối lượng thực hiện và giải ngân vốn còn chậm, thấp so với dự kiến kế hoạch. 

Qua tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, phần lớn các tỉnh đều cho thấy, nếu cấp có thẩm quyền chỉ đạo, triển khai xử lý tháo gỡ các khó khăn vướng mắc như hiện nay và chủ trương về việc điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung của Chương trình tại Nghị quyết số 100/2023/QH15 của Quốc hội, thì đa số các tỉnh đều phấn đấu giải ngân theo kế hoạch được giao và sử dụng hợp lý nguồn lực để đến năm 2025 đạt được mục tiêu của Chương trình, bảo đảm hiệu quả, khả thi, phù hợp tình hình thực tiễn của các địa phương.

PV
Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 17/11, Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội nghị trực tuyến với điểm cầu 10 huyện, thành phố giao ban chuyên đề “Tăng cường các giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN