Sở Tư pháp Bắc Ninh nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ

Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Tư pháp và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, hàng năm, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tư pháp trên địa bàn như: công tác công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là QPPL); kiểm soát thủ tục hành chính; pháp chế; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.


Năm 2016, Sở Tư pháp được UBND tỉnh Bắc Ninh giao chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức và hợp đồng theo Nghị định 68 là 79 biên chế thực hiện nhiệm vụ ở 8 phòng chuyên môn và 05 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Hiện nay, đội ngũ lãnh đạo Sở gồm có 03 đồng chí (Giám đốc và 02 Phó Giám đốc); Đội ngũ lãnh đạo các đơn vị gồm 24 đồng chí. Các phòng chuyên môn gồm: Văn phòng Sở, Phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản QPPL; Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật; Phòng Kiểm soát TTHC; Phòng Bổ trợ tư pháp;- Phòng Hành chính tư pháp; Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật; Thanh tra Sở. các đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm TGPL; Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản; Phòng công chứng số 1; Phòng Công chứng số 2; Phòng Công chứng số 3.


Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Tư pháp yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, hàng năm, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Sở Tư pháp thường xuyên rà soát triển khai thực hiện đúng các quy định về chức năng, nhiệm vụ do vậy không có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân nhiệm. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời các nhiệm vụ công tác; các nhiệm vụ trọng tâm được tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, việc điều hành tiếp tục được đổi mới theo hướng sâu sát, cụ thể, toàn diện. Các đơn vị và công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác, năng động trong công tác, thường xuyên đi sâu, đi sát, cụ thể hoá công việc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương, quy chế làm việc của cơ quan. Do vậy những năm qua, Sở Tư pháp Bắc Ninh luôn hoàn thành kế hoạch đề ra.


Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Ninh Chu Văn Thảo cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy tại Công văn số 293-CV/TC ngày 08/9/2016 về việc quy hoạch cán bộ, Sở Tư pháp đã thực hiện rà soát, đánh giá cán bộ để giới thiệu quy hoạch các chức danh giám đốc, phó giám đốc Sở theo quy trình đánh giá và các bước theo hướng dẫn số 09-HD/TC ngày 18/11/2013 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI). Xác định quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của, cơ quan, đơn vị và của tỉnh.


Sở Tư pháp đã chú trọng công tác đánh giá cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch theo đúngtiêu chí quy định tại Quyết định số 633-QĐ/TU ngày 06/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bao gồm: Phẩm chất chính trị; Đạo đức, lối sống; Năng lực thực tiễn; Uy tín; Sức khỏe; Chiều hướng và triển vọng phát triển. Việc xác định số lượng nguồn giới thiệu quy hoạch được thực hiện theo quy định đó là: quy hoạchtối thiểu 2-3 người vào 1 chức danh; không quy hoạch 1 người cho 1 chức danh; không quy hoạch 1 chức danh quá 4 người. Do đó kết quả giới thiệu quy hoạch của Sở đối với chức danh giám đốc là 2 người, chức danh Phó giám đốc là 9 người.


Thực hiện yêu cầu về độ tuổi và cơ cấu cán bộ nữ trong quy hoạch, Sở xác địnhcần đưa vào quy hoạch những đồng chí có triển vọng, trẻ tuổi, để có quỹ thời gian cho việc đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ và kinh qua thực tiễn, lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới. Để khi bố trí cán bộ vào chức danh quy hoạch, phải bảo đảm những đồng chí lần đầu được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý phải đủ tuổi công tác từ hai nhiệm kỳ trở lên, ít nhất cũng trọn một nhiệm kỳ (05 năm). Đảm bảo tỷ lệ nữ trong quy hoạch không dưới 15% trong quy hoạch.


Trên cơ sở quán triệt các văn bản hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ của tỉnh, Sở Tư pháp đã triển khai các bước theo đúng trình tự và báo cáo kết quả giới thiệu quy hoạch lãnh đạo Sở gồm: 02 đồng chí quy hoạch chức danh Giám đốc Sở, 09 đồng chí quy hoạch chức danh Phó Giám đốc Sở để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

PV
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN