Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống được ưu tiên đầu tư tạo diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch...

Sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 (2021 - 2025), đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang từng bước đổi thay tích cực.

Cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống được ưu tiên đầu tư tạo diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch...

Chú thích ảnh
Nhờ vốn vay ưu đãi, gia đình chị Sùng Y My ở xã Pà Cò, huyện Mai Châu, Hòa Bình có điều kiện mua sắm máy, nguyên liệu làm nghề dệt, may hàng thổ cẩm. Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Đến hết tháng 6/2023, các địa phương đã thực hiện 4.948 công trình trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ 489 hộ về đất ở, 14.760 hộ thiếu đất sản xuất; khởi công được 116 dự án bố trí ổn định dân cư, trong đó 29 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng; triển khai 445 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, 402 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng, 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nhờ đó, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao…

Ông Hà Việt Quân, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cho biết, đây là một trong 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia hiện nay của Chính phủ, dành nguồn lực rất lớn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau 3 năm triển khai mặc dù vẫn còn những hạn chế và khó khăn, thách thức nhưng về cơ bản, giai đoạn này Chương trình có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, ổn định kinh tế - xã hội và phát triển những lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của khu vực này nói riêng.

Đây là quyết sách rất quan trọng của Đảng và Nhà nước dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, Chương trình đã tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi để người dân tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Chương trình đã hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế, tạo động lực vươn lên cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

PV
Gỡ khó trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719 ở Phú Thọ
Gỡ khó trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719 ở Phú Thọ

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình mục tiêu quốc gia 1719) đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân đồng bào dân tộc thiểu số ở 5 huyện nghèo, miền núi của tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 vẫn còn gặp vướng mắc về cơ chế, phương thức thực hiện... cần được tháo gỡ, "khai thông" kịp thời.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN