Kiên Giang công bố huyện Vĩnh Thuận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 15/7, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Vĩnh Thuận đạt chuẩn nông thôn mới và đón nhận Huân chương Lao động Hạng ba của Chủ tịch nước. 

Qua gần 10 năm thực hiện, đến tháng 12/2020, toàn huyện có 7/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới; huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ. 

Chú thích ảnh
Đường giao thông nông thôn ở ấp Ranh Hạt, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Ảnh tư liệu: Lê Huy Hải/TTXVN

Cùng đó, hệ thống giao thông được xây dựng liên hoàn thông suốt từ huyện đến trung tâm các xã, ấp được xây dựng bằng nhựa hoặc bê tông chắc chắn là 73,7 km, đạt 100%; tỷ lệ km đường xã, ấp liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải trên địa bàn 7 xã gồm 92 tuyến, với chiều dài trên 320 km. Tỷ lệ km đường trục ấp, liên ấp được bê tông hóa đạt chuẩn trên địa bàn 7 xã gồm 28 tuyến với chiều dài trên 261 km. 

Đường thủy nội địa do huyện quản lý được lắp đặt hệ thống báo hiệu đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông. Có 22 bến đò ngang được cấp phép phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa đảm bảo các điều kiện về an toàn. 

Trong giai đoạn 2011 - 2020, huyện vùng sâu này đầu tư nạo vét 125 công trình kênh thủy lợi nội đồng, chiều dài 623,5km, 59 cống điều tiết nước, 4 trạm bơm cho hợp tác xã nông nghiệp và xây dựng hệ thống đê bao ven sông Cái Lớn từ giáp ranh xã Hòa Chánh, huyện U Minh Thượng về đến vàm Chắc Băng dài trên 16,9 km.

Ngoài ra, đê bao sông Cái Chanh, xã Phong Đông từ vàm Chắc Băng đến xã Vĩnh Phong dài 6,5 km, đảm tưới tiêu chủ động cho 30.678 ha đất sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt qua thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, hệ thống điện đã được đầu đạt 100%

Kinh tế của Vĩnh Thuận liên tục tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu bình quân hằng năm tăng 10,3%; trong đó tỷ trọng nông nghiệp chiếm 46,33%, thương mại - dịch vụ chiếm 36,05%, công nghiệp - xây dựng chiếm 17,62%. Đời sống người dân không ngừng nâng lên, đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người 57,6 triệu đồng/năm, trong đó thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 51,53 triệu đồng/người/năm.

Đặc biệt, Vĩnh Thuận đã thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hiện nay trên địa bàn huyện hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực.

Cụ thể như diện tích sản xuất lúa 2 vụ khoảng 3.700 ha, lúa trên nền đất nuôi tôm hơn 12.000 ha, kết hợp với quy hoạch vùng lúa chất lượng cao, sản lượng lúa hàng năm trên 100.000 tấn; phát triển cây rau màu với mô hình 2 lúa - 1 màu, chuyên màu, kết hợp sinh thái vườn, trồng cây ăn trái phù hợp và đẩy mạnh chăn nuôi, nuôi thủy sản nước lợ, nước ngọt; quy hoạch diện tích nuôi tôm đạt 28.548 ha, sản lượng hàng năm trên 15.500 tấn.

Ngoài ra vận động nhân dân thực hiện các mô hình, như nuôi cua thương phẩm, mô hình nuôi rắn, cá các loại… sản lượng hàng năm trên 13.500 tấn. Lợi nhuận từ các mô hình như chuyên trồng hai vụ lúa, bình quân 30 triệu đồng/ha/năm; hai lúa một màu đạt trên 109 triệu đồng/ha; mô hình tôm - lúa đạt 118,5 triệu đồng/ha; đặc biệt mô hình nuôi tôm hai giai đoạn lợi nhuận trên 900 triệu đồng/ha/năm.

Mặt khác, huyện còn tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn, sản xuất theo mô hình hàng hóa tập trung, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân. Đến nay đã xây dựng 13 cánh đồng lớn với diện tích 1.811 ha và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm của nông dân; xây dựng mới 17 hợp tác xã cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp với tổng số 453 thành viên, diện tích gần 916 ha, tổng vốn điều lệ của các hợp tác xã hơn 3,7 nghìn tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2011-2020, huyện Vĩnh Thuận đã vận dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, lồng ghép với nguồn vốn các chương trình mục tiêu, vốn vay tín dụng, doanh nghiệp, nhất là nguồn huy động nhân dân đóng góp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới với tổng kinh phí thực hiện gần 3.326 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến nay đã huy động trong dân được 41.450 ngày công, trên 300.000 m2 đất để làm các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh, trụ sở nhà văn hóa, các tuyến đường, cầu nông thôn... phục vụ trong phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Thanh Bình và ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và Huân chương Lao động Hạng ba của Chủ tịch nước cho Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Thuận đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.  

Ghi nhận những đóng góp của các tập thể, cá nhân trong xây dựng nông thôn mới của huyện Vĩnh Thuận, UBND tỉnh Kiên Giang tặng bằng khen cho 15 tập thể, 15 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Lê Sen (TTXVN)
Hải Phòng: Huyện Thủy Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới
Hải Phòng: Huyện Thủy Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 14/7, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký ban hành Quyết định số 833/QĐ-TTg công nhận huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN