Hết năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 115 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó 12 xã bao gồm: Tam Giang (Yên Phong); Xuân Lâm, Song Hồ, Đình Tổ, Trí Quả (Thuận Thành); Tân Chi, Phật Tích (Tiên Du); Phượng Mao, Mộ Đạo (Quế Võ); Nhân Thắng, Đại Lai (Gia Bình) và An Thịnh (Lương Tài) đã được thẩm định Nông thôn mới nâng cao năm 2021 về tiêu chí 18.5 về “Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” từ đó đề nghị UBND tỉnh công nhận xã đạt Nông thôn mới nâng cao.
Khó khăn cho các xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật một phần do kinh phí cho công tác PBGDPL về cơ bản chủ yếu là kinh phí chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong một vài năm gần đây các Chương trình, Đề án, Kế hoạch PBGDPL của tỉnh đã được quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hơn về kinh phí thực hiện.
Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện việc huy động nguồn lực tham gia công tác PBGDPL, tuy nhiên kết quả đạt được còn hạn chế. Đối với các nhiệm vụ khác như: Công tác tiến hành rà soát, đánh giá nguồn nhân lực thực hiện PBGDPL và TGPL tại Hội Luật gia các cấp, Hội viên các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; đa dạng hoá nguồn tài liệu tuyên truyền pháp luật như biên soạn, cung cấp các tài liệu về PBGDPL và TGPL; tờ gấp; tài liệu pháp luật; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL và TGPL....chưa được triển khai do không được bố trí nguồn kinh phí thực hiện Đề án.
Tiềm năng và thực tiễn huy động các nguồn lực tham gia thực hiện PBGDPL: Hình thức, cơ chế, hiệu quả hoạt động xã hội hóa còn nhiều hạn chế. Công tác PBGDPL chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách nhà nước và do các cơ quan, tổ chức của nhà nước thực hiện.