Với khối lượng công việc nhiều, yêu cầu về chất lượng, tiến độ cao, kinh phí, điều kiện, phương tiện làm việc còn hạn hẹp... song ngành Tư pháp Bắc Ninh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát Chương trình, Kế hoạch công tác của ngành, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Một số mặt công tác có chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao như: Phát huy tốt vai trò tham mưu, giúp UBND tỉnh triển khai thi hành Hiến pháp 2013; tổ chức thành công Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn tỉnh, thu hút sự tham gia rộng rãi của cán bộ, công chức và Nhân dân; công tác xây dựng văn bản được nâng cao về chất lượng; công tác hành chính tư pháp tiếp tục đạt kết quả tích cực, đã giải quyết một lượng đáng kể yêu cầu của người dân; việc phát triển đội ngũ luật sư, xã hội hóa công chứng tiếp tục được đẩy mạnh; ngành cũng tích cực tham gia các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ngành và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV....
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Phong trao cờ thi đua Đơn vị dẫn đầu thi đua của Bộ Tư Pháp cho Ban Lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh |
Có thể nói, thành tựu một năm qua của ngành Tư pháp Bắc Ninh tiếp tục khẳng định những nỗ lực, quyết tâm của tập thể Lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành. Năm 2015, ngành Tư pháp Bắc Ninh đã vinh dự được nhận Cờ Thi đua của Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Đây là niềm tự hào và là động lực to lớn cho những bước phát triển tiếp theo.
Bước sang năm2016, là năm diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; là năm đầu thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, triển khai các các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2016-2020). Đây cũng là năm triển khai các luật mới như: Luật Căn cước công dân; Luật Hộ tịch; Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi); Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi);... chuẩn bị thực hiện Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi)...
Nhằm phát huy những thành tích và kết quả đã đạt được, năm 2016 Ngành Tư pháp tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đổi mới, đưa công tác tư pháp đi vào chiều sâu. Trong đó, tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện tốt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh năm 2016; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, gắn kết với công tác kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật;triển khai thi hành kịp thời, có hiệu quả các luật có hiệu lực trong năm 2016; tập trung thực hiện tốt những quy định mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Luật Hộ tịch; tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền phục vụ bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; tiếp tụcđổi mới hình thức và tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là tập trung tuyên truyền các bộ luật, luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua; tổ chức tốt Hội thi Hòa giải viên giỏi lần thứ III;
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, tập trung triển khai hiệu quả hơn nữa Luật Xử lý vi phạm hành chính; tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, chú trọng các lĩnh vực phức tạp, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.
Đổi mới mạnh mẽ việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo hướng tập trung, trực tiếp giải quyết công việc. Đẩy mạnh đơn giản hóaTTHC, cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền các cấp;
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp, trong đó tập trung thực hiện việc chuyển đổi mô hình hoạt động các phòng công chứng, văn phòng công chứng theo quy định của Luật Công chứng; Tổ chức thực hiện tốt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý.
Triển khai tốt dự án “Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động công chứng, chứng thực và thống kê tư pháp” và “Chỉnh sửa, nâng cấp phần mềm đăng ký quản lý hộ tịch để đảm bảo cung cấp dữ liệu chuẩn, đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia”.