Những "miền đất hứa" hậu Brexit và bầu cử Mỹ

Kết quả tìm kiếm trên Google sau khi có kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 cho thấy rất nhiều người quan tâm tới chủ đề làm sao để chuyển đến Canada, New Zealand và Australia. Điều tương tự cũng đã xảy ra sau kết quả Brexit - Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

New Zealand là địa chỉ được nhiều người tại thành phố Southampton của Anh quan tâm hơn, trong khi việc tìm hiểu cách chuyển sang Australia và Mỹ cũng tăng mạnh trên toàn nước Anh. Số người từ Anh vào xem trang mạng di trú của Canada tăng từ 27.500 người trong ngày trưng cầu dân ý 23/6 lên 61.400 người trong ngày kế tiếp. Ireland cũng gặp tình trạng tương tự, với lượng đơn xin hộ chiếu Ireland tăng vọt do nhiều người Anh tìm cách tiếp tục giữ mối liên hệ với EU. 

Những ai có tâm trạng muốn rời đi có lẽ sẽ thấy ngạc nhiên khi biết rằng có một số thành phố, thị trấn trên thế giới đang tích cực "chiêu mộ" cư dân mới, trong đó họ nhắm tới cả các công dân Anh muốn trốn chạy Brexit. Một số nơi đưa ra những ưu đãi nhằm giúp họ giảm bớt gánh nặng trong việc xây dựng cuộc đời mới ở một miền đất xa lạ. 

Thị trấn Kaitangata ở New Zealand thu hút cư dân mới bằng nhiều gói ưu đãi.

Kaitangata, thị trấn nhỏ của New Zealand, đã xuất hiện trên hàng tít đầu của nhiều tờ báo trên toàn cầu hồi tháng 6/2016 bởi nơi này không chỉ có nhiều công ăn việc làm, nhà cửa giá rẻ, mà còn trong tình trạng không đủ người để lấp hết các nhu cầu tuyển dụng. Cộng đồng có 800 cư dân ở thị trấn này nằm cách thành phố gần nhất, Dunedin, 80 km về phía tây nam. Thay vì trả khoản tiền cả trăm nghìn USD cho những ai chuyển về đây, thị trấn này đưa ra chiến dịch tuyển dụng để hấp dẫn các gia đình với gói ưu đãi đất đai và nhà cửa trị giá 165.000 USD. 

Những ai có tay nghề sẽ thấy việc dịch chuyển tới nơi ở mới dễ dàng hơn, nhất là tới những nơi đang có nhu cầu cao đối với kỹ năng mà họ có. Chẳng hạn, bang Tasmania của Australia đang muốn thu hút các nông dân Anh chuyên về sữa chuyển tới sống và làm việc theo chương trình thị thực lao động có tay nghề. Cơ quan quản lý ngành sữa của Tasmania, DairyTas, nói rằng hiện có nhiều nông trại sữa đã được trang bị đầy đủ được rao bán với giá rẻ, thấp hơn khoảng 50% so với các nông trại tương tự ở Anh.

Một số thị trấn, thành phố tại Bắc Mỹ sẽ trả tiền cho những ai tới đây sống, hoặc mời chào đất với mức giá như cho không. Một số cộng đồng nhỏ tại tỉnh Manitoba của Canada cũng đang tìm cách làm trẻ hóa lượng dân số già bằng cách đưa ra các mời chào nhà cửa hấp dẫn nhằm thu hút cư dân mới.

Thành phố tự quản Pipestone, một quận thưa thớt dân cư nằm cách biên giới Mỹ 75 km về phía Bắc, đang mời chào các gói đất đai với mức 8 USD tại các vùng Reston, Pipestone và Sinclair. Những người đăng ký theo chương trình mua đất này buộc phải nộp ký quỹ một khoản 780 USD, là khoản sẽ được hoàn lại nếu người mua cam kết xây nhà trên đó trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc giao dịch mua bán đất.

Một số thành phố của Mỹ đang rơi vào tình trạng kinh tế suy yếu cũng mời chào các ưu đãi lớn cho những ai muốn tái định cư. Thành phố New Haven và Connecticut có những gói ưu đãi lên tới 80.000 USD thông qua ba chương trình nhằm thu hút những người tới mua nhà, trong khi Detroit và Michigan có hai sáng kiến, theo đó có các ưu đãi như khoản trợ cấp 2.500 USD mỗi năm hỗ trợ chi phí thuê căn hộ, hoặc khoản cho vay có thể được xóa lên tới 20.000 USD cho các đối tượng mua nhà lần đầu.

Tất nhiên, tìm việc làm ở những thành phố đang gặp nhiều khó khăn này không phải là chuyện dễ dàng. Tỷ lệ thất nghiệp tại Detroit vào khoảng 11% trong quý I/2016, còn ở New Haven thì thấp hơn một chút, 7%. Detroit cũng khét tiếng về tỷ lệ tội phạm bạo lực. Theo số liệu tội phạm của Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), cứ 100.000 cư dân thành phố thì có 44 kẻ sát nhân tại Detroit.

Những "miền đất hứa" đưa ra các ưu đãi để thu hút người từ các nơi tới sinh sống và làm việc vì nhiều lý do. Nếu mong muốn rời khỏi Anh hay Mỹ là quá lớn hoặc bắt buộc, sự cách biệt giữa những vùng nông thôn này với các khu đô thị chỉ là tấm vé máy bay.
TTK
Scotland gia tăng sức ép đối với tiến trình Brexit
Scotland gia tăng sức ép đối với tiến trình Brexit

Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon ngày 8/11 khẳng định Scotland sẽ đệ đơn kiện lên Tòa án Tối cao Anh đòi quyền tham gia quyết định "kích hoạt" Điều 50 hiệp ước Lisbon, liên quan đến việc Anh bắt đầu tiến trình rời Liên minh châu Âu (EU).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN