Nguồn năng lượng lớn nhất nước Mỹ đang chết dần

Nguồn năng lượng lớn nhất nước Mỹ từng được dùng vào mọi việc, từ thắp sáng bóng đèn tới chạy tivi, cuối cùng đã bị hạ bệ. Dựa trên các tín hiệu của ngành công nghiệp này gần đây, nguồn năng lượng từ than đá có lẽ đang chết dần.

Mỏ than DeKalb tại bang Mississippi, Mỹ.

Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), bộ phận phụ trách theo dõi vấn đề năng lượng của chính phủ Mỹ, dự báo năm 2016 sẽ là năm đầu tiên sau hàng thập kỷ qua, than đá không còn là nguồn năng lượng chủ đạo để sản xuất điện tại nước này, thay vào đó là khí đốt tự nhiên.

Một ví dụ điển hình của tình trạng này chính là tuyên bố phá sản mới đây của công ty khai thác than đá lớn nhất nước Mỹ và đứng thứ hai thế giới - Peabody Energy. Trong năm 2015, Peabody đã thua lỗ 2,04 tỷ USD, trong khi chỉ thu về 5,6 tỷ USD. Giá trị cổ phiếu của Peabody đã sụt mất 98% tính từ năm 2011. Nguyên nhân của tình trạng trên là do giá thành và số lượng than chuyển giao cho khách hàng tại 26 quốc gia đều giảm.

Theo EIA, có hai nguyên nhân để lý do giải cho tình trạng thụt lùi này chính là vấn đề canh tranh về của các loại nhiên liệu thay thế giá rẻ hơn và vấn đề môi trường.

Vấn đề thứ nhất đã được tập đoàn vận chuyển đường sắt hàng đầu CSX nhấn mạnh trong báo cáo doanh thu quý vừa qua. CSX cho hay hoạt động vận chuyển than đá, vốn là sản phẩm được chuyên chở nhiều nhất bằng đường sắt tại Mỹ, đã giảm 31% trong quý đầu tiên của năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Kế toán trưởng của CSX, ông Frank Lonegro nhận định do giá khí đốt ngày càng rẻ nên được các nhà cung cấp năng lượng sử dụng ngày càng nhiều hơn. “Giá than trong nước sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi giá khí đốt thấp, cũng như dẫn tới tình trạng tồn kho cao”, Lonegro nói. Doanh thu từ việc vận chuyển than đá tại CSX trong 4 năm qua đã mất đi 1,4 tỉ USD và dự báo sẽ còn giảm thêm 500 triệu USD trong năm nay.

Trong khoảng năm 2000 – 2008, than đá có giá rẻ hơn khí đốt tự nhiên và là sản phẩm cung cấp 50% tổng sản lượng điện ở quốc gia. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2009, khoảng cách về giá giữa than đá và khí đốt tự nhiên đã được thu hẹp lại sau khi hoạt động khai thác đá phiến đem lại một nguồn cung khí đốt dồi dào. Tình hình này đã tạo thế cân bằng giữa cung và cầu tại thị trường khí tự nhiên ở Mỹ.


Bên cạnh đó, EIA và CSX đều chỉ ra nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của ngành than đá chính là yếu tố bảo vệ môi trường. Dự luật mới quy định nghiêm ngặt hơn về lượng khí thải carbon trong sản xuất công nghiệp sẽ bắt đầu có hiệu lực từ năm 2022 – một động thái thôi thúc ngày càng nhiều nhà máy nhiệt điện chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên thay cho than.

Cùng lúc đó, trong một báo cáo mới của tổ chức GreenPeace chỉ ra rằng, không chỉ thải 20 loại khí độc hại vào không khí, ngành công nghiệp than đá còn tiêu thụ một lượng nước khổng lồ, tương đương với nhu cầu sử dụng của 1 tỷ người trên Trái đất. Đặc biệt là các nhà máy than đá lại thường được xây dựng tại các vùng đất khô hạn của thế giới, đe dọa nghiêm đến hệ cân bằng sinh thái tại khu vực. Người dân sống gần các nhà máy than có thể không có đủ nước để sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt hay sinh hoạt.

Hoàng Trang
Tập đoàn than đá lớn nhất Mỹ đệ đơn phá sản
Tập đoàn than đá lớn nhất Mỹ đệ đơn phá sản

Nợ nần chồng chất cộng với sức ép cạnh tranh do giá khí đốt tự nhiên liên tục giảm mạnh là những nguyên nhân chính dẫn tới việc tập đoàn khai thác than đá lớn nhất nước Mỹ, Peabody Energy, ngày 13/4 buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản chiểu theo chương 11 trong Luật bảo lãnh phá sản của Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN