Sau khi dự đoán đúng ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ và Mỹ tấn công Syria, Horacio Villegas, người tự nhận là “sứ giả của Chúa”, đã đưa ra một dự đoán mới khiến cả thế giới ớn lạnh.
Horacio Villegas vừa dự đoán thời điểm bùng nổ Chiến tranh Thế giới thứ ba. “Người thần bí” Villegas tin rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân kinh hoàng sẽ bùng phát đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, rơi vào ngày 13/5/2017.
Trong khi đó, báo cáo mới của Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie lưu ý rằng có những mô hình an ninh và tâm lý trái ngược nhau đằng sau những quyết định hạt nhân ở mỗi quốc gia.
Theo đó, “những sự khác biệt này không chỉ đơn thuần do sự khác nhau về môi trường an ninh và sức mạnh quân sự, mà còn phản ánh sự khác biệt trong tư duy cơ bản bởi vì mỗi quốc gia đã phát triển triết lý hạt nhân riêng của mình trong quá trình thực hiện chính sách an ninh". Dưới đây là một số điểm khác biệt chính trong chính sách hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc:
Tên lửa hạt nhân của Trung Quốc trong một cuộc diễu hành tại Bắc Kinh ngày 3/9/2015. Ảnh: THX |
Răn đe
Răn đe nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công của đối phương là nguyên tắc cơ bản của Mỹ nhưng đây lại không phải là yếu tố cơ bản đối với Trung Quốc. Báo cáo nhận định: "Các chuyên gia hạt nhân của cả Mỹ và Trung Quốc từ lâu đã bị lúng túng bởi những khác biệt trong cách tiếp cận của nhau đối với vấn đề răn đe hạt nhân. Các học giả Mỹ cho rằng sự răn đe hạt nhân là phù hợp, trong khi các học giả Trung Quốc có xu hướng cho rằng nó mang tính đe dọa cao. Sự khác biệt này là một vấn đề".
Nhưng lý do Bắc Kinh phản đối việc răn đe là vì họ đang nhầm lẫn với ý tưởng "cưỡng bức hạt nhân". Trong khi răn đe buộc đối phương phải từ bỏ một cuộc tấn công và do đó duy trì hiện trạng, “cưỡng bức” có nghĩa rằng sử dụng một mối đe dọa để có thể buộc đối phương phải hành động theo cách không mong muốn để thay đổi hiện trạng. Mỹ phân biệt rõ giữa hai ý tưởng này nhưng dường như Trung Quốc thì không.
"Các học giả Trung Quốc có quan điểm rằng một loạt vấn đề trong một cuộc xung đột là có mối quan hệ với nhau và họ chú ý tới sự leo thang xung đột. Vì vậy, theo quan điểm của họ, răn đe hạt nhân và cưỡng bức hạt nhân là không thể tách biệt", báo cáo nêu rõ.
Số lượng
Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí Mỹ, Nga có số lượng đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới với 7.300 đầu đạn, tiếp theo là Mỹ (7.100), Pháp (300), Trung Quốc (260) và Anh (215).
Báo cáo của Carnegie giải thích: "Mỹ coi số lượng vũ khí hạt nhân mà nước này sở hữu là một biểu tượng của sự lãnh đạo toàn cầu của mình. Mỹ có quan điểm rằng nếu số lượng vũ khí hạt nhân của mình bị giảm quá mức, nước này sẽ không thể đảm bảo an ninh cho các đồng minh".
Về phần mình, Trung Quốc không tìm cách sử dụng vũ khí hạt nhân để thiết lập quyền bá chủ. Quyết định duy trì số lượng vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh dựa trên thực tế rằng kho vũ khí của nó là “tinh gọn” nhưng hiệu quả. Báo cáo nêu rõ: “'Tinh gọn nhưng hiệu quả’ có nghĩa là Trung Quốc đã chọn công nghệ và các biện pháp triển khai phù hợp, cho phép vũ khí hạt nhân của họ đủ để ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân, ngoài ra không còn mục đích nào khác”.