Theo các chuyên gia của Savills, việc kết hợp các yếu tố xã hội vào chiến lược kinh doanh bất động sản là một bước đi thông minh.
Trong tháng cuối của năm 2021, thị trường bất động sản tiếp tục sôi động bất chấp bối cảnh dịch bệnh vẫn kéo dài và diễn biến phức tạp.
Bộ Tài chính vừa có công văn số 14257/BTC-VP ngày 15/12/2021 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tổng cục Thuế về chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.
Chiều 10/12, Trung tâm đấu giá tài sản TP Hồ Chí Minh (thuộc Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh) cho biết đã hoàn tất 4 phiên đấu giá 4 lô đất thuộc khu chức năng số 3, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, qua đó thu về tổng cộng 37.346 tỉ đồng cho ngân sách Thành phố. Các lô đất này do Trung tâm phát triển quỹ đất TP Hồ Chí Minh đại diện sở hữu.
Trong bối cảnh quỹ đất tại hai thị trường chính là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ngày càng khan hiếm với giá đất tăng vọt, các doanh nghiệp có quỹ đất lớn cũng như chiến lược phát triển quỹ đất đang vượt lên nắm giữ lợi thế tăng trưởng trong dài hạn.
Độ phủ vaccine tăng cao, các hoạt động sản xuất, kinh doanh dần khôi phục cùng tâm lý “mua nhà đón Tết” giúp thị trường bất động sản (BĐS) đang khởi sắc dịp cuối năm. Tuy nhiên, thị trường vẫn cần những “đòn bẩy” để duy trì nhịp độ và phục hồi bền vững trong bối cảnh dịch.
Các chuyên gia của Công ty Savills Việt Nam nhận xét, phân khúc bất động sản kho lạnh của Việt Nam đang phát triển và dự báo sẽ đạt giá trị 295 triệu USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng 12%/năm.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng thị trường bất động sản vẫn được xem là “bến đỗ” an toàn cho các nhà đầu tư. Trong số đó, đất nền và căn hộ được đánh giá là hai phân khúc "chiếm sóng" trên thị trường.
Từ năm 2022, Bộ Xây dựng sẽ thanh tra diện rộng về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì chung cư tại 11 tỉnh, thành phố có nhiều dự án chung cư, làm cơ sở xử lý dứt điểm mâu thuẫn giữa chủ đầu tư – cư dân và sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 sau 6 năm thực hiện nảy sinh bất cập trong thực tế.
Giai đoạn 2021-2025, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phát triển khoảng 44 triệu m2 sàn nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đạt 29,5m2 sàn/người.
Thông tin tuyến metro số 1 sẽ vận hành thương mại trong năm 2022 không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống giao thông công cộng của TP Hồ Chí Minh, mà còn thúc đẩy mạnh mẽ giá trị bất động sản lân cận.
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện dự thảo sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS). Đáng chú ý, vấn đề được dư luận quan tâm là quy định “giao dịch BĐS hình thành trong tương lai phải thông qua sàn giao dịch”.
Theo báo cáo thị trường mới nhất của batdongsan.com.vn (Kênh thông tin dịch vụ nhà đất), tháng 10/2021, thị trường bất động sản (BĐS) cả nước sôi động trở lại trong trạng thái bình thường mới, khiến mức độ quan tâm tới BĐS tăng mạnh so với tháng 9/2021 ở hầu hết các phân khúc thị trường: Nhà mặt phố tăng 78%, căn hộ chung cư tăng 57%, đất nền tăng 58%...
Thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng tổ chức xin ý kiến về Dự thảo Đề cương Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi; trong đó, nội dung “quy định giao dịch bất động sản phải qua sàn giao dịch” được quan tâm và cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Mặc dù đã được sửa đổi, hoàn thiện một lần nhưng Luật Kinh doanh bất động sản hiện được đánh giá vẫn chưa theo kịp sự phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ của thị trường bất động sản cũng như nền kinh tế vĩ mô trong nước và sự phát triển hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Các quy định pháp luật về bất động sản (BĐS) du lịch hiện nằm rải rác trong nhiều luật khác nhau, không đồng bộ, thiếu thống nhất đang gây lúng túng trong công tác quản lý Nhà nước tại các địa phương, tạo "điểm nghẽn" cho hoạt động kinh doanh BĐS du lịch. Gỡ rào cản cho lĩnh vực này là vấn đề cấp thiết.
Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu phát triển và cải tạo sửa chữa nhà đạt 1,032 tỷ m2, tương ứng với khoảng 11,9 triệu căn nhà, đảm bảo đạt bình quân đầu nguời khoảng 27- 30 m2 sàn/người. Tuy nhiên, giá nhà vẫn đang không ngừng tăng, cao hơn nhiều mức thu nhập người dân, khiến “túi tiền” của người mua khó tiếp cận.
Luật Nhà ở năm 2014 sau 6 năm thực hiện đã định hình khung pháp lý giải quyết các tranh chấp trong quản lý, bảo trì nhà chung cư, nhưng cũng bắt đầu bộc lộ những “lỗ hổng” về mâu thuẫn phí bảo trì, gây khiếu kiện kéo dài giữa chủ đầu tư, ban quản trị, cư dân, cho thấy cần sớm phải sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện luật này để khắc phục những bất cập trong thực tế.
Chủ đầu tư dự án bất động sản chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhưng vẫn rao bán và nhận đặt cọc tới hơn 80%. Cùng với đó, qua 23 năm triển khai, dự án vẫn chưa thể hoàn tất việc đền bù giải phóng mặt bằng, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Câu chuyện diễn ra tại dự án Golden Hills City Đà Nẵng và Khu dân cư Trường Thịnh.
Để có chỗ an cư, nhiều người dân tại Tp. Hồ Chí Minh phải chắt chiu, dành dụm tiền bạc mua nhà ở xã hội. Có người may mắn hơn là có đất cất nhà nhưng lại nằm trong dự án chưa hoàn thiện pháp lý nên chưa được cấp quyền sở hữu. Từ nhiều năm nay, người dân đã nhiều lần khiếu nại và các cấp chính quyền thành phố cũng đã vào cuộc nhưng vẫn chưa thể xử lý dứt điểm các vụ vi phạm để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người dân.
Nhiều kết quả khả quan về phát triển kinh tế - xã hội của TP Hồ Chí Minh thể hiện rõ dấu hiệu phục hồi của thị trường bất động sản thành phố.