Sau dấu mốc sáp nhập, bất động sản khu Đông Bắc TP Hồ Chí Minh đang trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành “vùng đất hứa” không chỉ với nhu cầu ở thực, mà còn là điểm đến chiến lược của giới đầu tư Hà Nội nhờ loạt đòn bẩy hạ tầng và tiềm năng sinh lời bền vững.
Dòng vốn bị "tắc nghẽn", tác động của suy thoái kinh tế và các chồng chéo trong thủ tục đầu tư... đã gây ảnh hưởng lớn và thay đổi cục diện thị trường bất động sản (BĐS) năm qua.
Kể từ cuối quý II/2022 đến nay, thị trường bất động sản dần lao dốc và rơi vào trạng thái “ngủ đông” vì bị ảnh hưởng bởi những chính sách thắt chặt tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cùng nhiều lý do khác... Hệ quả của thực trạng trên là hàng loạt công ty, sàn môi giới phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động.
Chiều 3/1, tại Hà Nội, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức hội thảo "Bắt mạch thị trường bất động sản Việt Nam và dự báo năm 2023" với nhận định của nhiều chuyên gia rằng 6 tháng tới sẽ là thời cơ "vàng" để đầu tư bất động sản.
Kết thúc năm 2022, thị trường bất động sản 2022 được nhận định là duy trì giai đoạn khó khăn kéo dài với nhiều thách thức phải đối mặt như nguồn vốn hạn hẹp, giá bán đã tăng quá cao và biến động của nhân sự khi thị trường gặp khó.
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng năm 2022 đạt khoảng 8-8,5%, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế vượt kế hoạch 6-6,5% của Chính phủ đã đề ra.
Năm 2023, theo kế hoạch, Quốc hội sẽ thông qua các đạo luật cơ bản liên quan đến thị trường bất động sản như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở…
Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam (VNREA) ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu mốc quan trọng tiếp tục khẳng định vị thế đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp BĐS Việt Nam, gửi gắm thông điệp mang nhiều ý nghĩa trên hành trình chuyển dịch bước sang giai đoạn phát triển mới.
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa gửi kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để giúp cho doanh nghiệp và người mua nhà được vay vốn ngân hàng.
Thị trường bất động sản cả nước hiện đang gặp nhiều khó khăn; trong đó, những “vướng mắc” về pháp lý chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không kịp thời xử lý hiệu quả có thể dẫn tới suy thoái, tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Do vậy, cần thiết phải đồng bộ nhiều giải pháp giúp cho doanh nghiệp bất động sản vượt qua khó khăn và hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, tăng trưởng theo hướng lành mạnh, an toàn, bền vững.
Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Nhà ở năm 2014 được Bộ Xây dựng lấy ý kiến công khai rộng rãi thời gian qua; trong đó có nội dung quản lý, sử dụng vận hành nhà chung cư cũng như hoạt động cải tạo xây dựng lại nhà chung cư. Đây chính là nội dung được đề cập đến trong hội thảo “Giải pháp cải tạo chung cư cũ và quản lý, vận hành nhà chung cư” do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) và Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội phối hợp tổ chức sáng 20/12.
Năm 2023, thị trường bất động sản Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Dưới góc độ chuyên gia, ông Trần Kim Chung - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã khuyến cáo 3 kịch bản và 5 rủi ro cho thị trường bất động sản 2023.
Tại Hà Nội, hiện mức độ quan tâm của khách hàng đối với phân khúc căn hộ chung cư đã giảm nhẹ so với đầu năm nhưng giá bán vẫn tiếp tục tăng ở phân khúc trung cấp. Dẫn đầu là phân khúc trung cấp tăng mạnh nhất với 13%, cao cấp tăng 7% và bình dân tăng 2%.
Tại diễn đàn “Phát triển bền vững thị trường bất động sản” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 15/12 ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam đã phát triển nhanh, tác động nhiều ngành nghề và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển về kinh tế xã hội.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, các bộ ngành, địa phương rà soát để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đang triển khai để tạo nguồn cung cho thị trường.
Trong những tháng cuối năm 2022, nguồn cung bất động sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có xu hướng giảm rõ rệt, giao dịch cũng trở nên trầm lắng.
Không như kỳ vọng, thị trường bất động sản 2022 có đợt "sóng" vào những tháng đầu năm nhưng sau đó đã gặp phải những khó khăn dồn dập. Điều này khiến nhiều người lo lắng về những khó khăn của thị trường liệu có "nối dài". Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lạc quan về triển vọng của thị trường khi cánh cửa 2022 đang dần khép lại để chào đón năm mới 2023.
Thị trường bất động sản là một trong những nền tảng của nhiều nền kinh tế trên thế giới, là nhân tố góp phần huy động vốn đầu tư, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu ngân sách nhà nước, mở rộng các thị trường, góp phần ổn định kinh tế - xã hội.
Theo giới phân tích, dù đang chìm trong khó khăn, nhưng đối với ngành xây dựng và vật liệu, đầu tư công sẽ là điểm sáng trong năm 2023, bù đắp phần nào cho sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản nhà ở.
Theo các chuyên gia, quyết định nới "room" tín dụng lên mức 15,5 - 16% cho toàn hệ thống của Ngân hàng Nhà nước sẽ có tác động tích cực về mặt tâm lý đối với thị trường bất động sản.
Các chuyên gia nhận định, luồng tiền những tháng cuối năm không có khởi sắc đột biến trong khi tín dụng bất động sản chủ yếu là dài hạn, số tiền huy động lớn với đặc tính huy động vốn của các ngân hàng thường là ngắn hạn.