Theo các chuyên gia của Savills, việc kết hợp các yếu tố xã hội vào chiến lược kinh doanh bất động sản là một bước đi thông minh.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng về kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản (BĐS), đến tháng 4/2022, nguồn vốn tín dụng BĐS tăng khoảng 2,4% so với cuối năm 2021. Tổng dư nợ tín dụng BĐS khoảng 2,23 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ toàn nền kinh tế; trong đó, cho vay nhà ở ước tính chiếm 65%, còn lại là tín dụng kinh doanh BĐS.
“Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản – Chính sách và tác động” là chủ đề chính của buổi toạ đàm do Bộ Xây dựng và Báo Xây dựng tổ chức ngày 11/5 tại Hà Nội.
Bộ Xây dựng, Báo Xây dựng tổ chức tọa đàm “Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản (BĐS): Chính sách và tác động” ngày 11/5 tại Hà Nội, thu hút đông đảo các chuyên gia về tài chính, đầu tư, BĐS, tín dụng ngân hàng, luật sư, doanh nghiệp BĐS trong, ngoài nước tham dự, góp ý xây dựng các giải pháp thực thi.
Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội vẫn duy trì đà tăng giá tại các phân khúc thị trường và liên tục thiết lập mặt bằng giá mới.
Sau những cơn sốt đất khiến thị trường nhiễu loạn, Hà Nội đã mạnh tay tạm dừng phân lô, tách thửa các ô đất. Việc này như một rào chắn barie chặn lại dòng giao dịch đang diễn ra sôi động trên thị trường bất động sản, nhất là các khu vực ven đô.
Bất động sản du lịch (BĐSDL) có vai trò quan trọng trong phát triển ngành du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các địa phương. Thống kế của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho thấy, đến cuối năm 2021 tại 15 tỉnh, thành phố sở hữu lợi thế về du lịch có tổng số 239 dự án BĐSDL, cung cấp hơn 114.097 condotel; 24.399 villas; 30.899 shophouse, tương đương tổng giá trị khoảng 30 tỷ USD.
Thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư đã tận dụng quy định chưa chặt chẽ trong Luật Đất đai 2013 để mua gom đất vườn, đất trồng cây lâu năm và phân lô, bán nền gây ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường bất động sản.
Hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay có tới 12 luật có quy định liên quan, vì vậy, theo các chuyên gia BĐS, việc sửa đổi, điều chỉnh các quy định nếu không thống nhất sẽ tạo ra nhiều vướng mắc, chồng chéo về sau.
Nhanh chóng bắt nhịp trở lại hoạt động với trạng thái bình thường mới, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đón nhận động lực để tăng trưởng.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, 3 năm qua, trong khi nguồn cung bất động sản bán lẻ tăng trưởng chậm thì nhu cầu của các nhãn hàng, các thương hiệu lớn nhỏ đang không ngừng phục hồi sau dịch bệnh.
Nguồn cung nhà ở thương mại vẫn chưa được cải thiện là đánh giá của Bộ Xây dựng tại báo cáo thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý I/2022 vừa được công bố ngày 29/4.
Theo báo cáo thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý I/2022 vừa được Bộ Xây dựng công bố, có 56 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Ngày 28/4 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) đã tổ chức hội nghị góp ý sửa đổi Luật Nhà ở - Luật Kinh doanh BĐS để phát triển nhà ở và thị trường BĐS.
Theo khảo sát của nhiều công ty tư vấn và các chuyên gia, giá bất động sản đã ghi nhận mức tăng khá nhanh trong quý I/2022 và dự kiến sẽ tiếp tục xu thế tăng ở các quý tới.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển ngày càng trở nên đa dạng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong cơ chế, chính sách và phương thức quản lý, điều tiết dòng vốn cho thị trường BĐS.
Lễ hội bất động sản quốc tế Việt Nam năm 2022 lần đầu tiên được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh (Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn quận 7) từ ngày 28/9/2022 đến 2/10/2022. Lễ hội mở ra cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mới đang có nhiều quan tâm đến bất động sản tại Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang có xu hướng tạo lập giai đoạn mới về loại hình BĐS du lịch, với nhiều sản phẩm mới đã được đầu tư, nhưng khó thực sự phát triển bền vững nếu không được khơi thông dòng vốn đầu tư vào loại hình này.
Bất động sản (BĐS) du lịch cấu thành bởi thị trường bất động sản và hoạt động du lịch, liên quan đến hàng trăm ngành, nghề, lĩnh vực khác, nhưng sau hơn hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, cộng với hàng loạt "rào cản" pháp lý chưa hoàn thiện, đang khiến thị trường BDS du lịch khó phát triển, làm nản lỏng các nhà đầu tư... Thực tế này cho thấy cần sớm hoàn thiện khung pháp lý để phát triển BĐS du lịch, nhất là trong bối cảnh phục hồi kinh tế.
Bất động sản du lịch có vai trò lớn trong việc giúp ngành Du lịch, một trong 5 lĩnh vực đột phá của nền kinh tế có thể bứt phá các tiềm năng khi cung cấp cho thị trường những cơ sở lưu trú chất lượng và những dịch vụ, trải nghiệm phong phú, kích thích khả năng chi tiền và giữ chân khách du lịch.
Hai vợ chồng đi làm với mức thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng, nhiều năm nay gia đình chị Hoàng Hà (quận Bắc Từ Liêm) luôn tằn tiện tích cóp để thực hiện ước mơ mua một ngôi nhà riêng. Sau công cuộc tìm kiếm khá vất vả, chị Hà chọn được 1 căn hộ chung cư gần 90m2 khá ưng ý tại khu vực quận này có mức giá 2,4 tỷ đồng. Gia đình chị dự định mua với kế hoạch vay lãi ngân hàng và trả trong dài hạn. Thế nhưng, trước thông tin các ngân hàng đang siết chặt cho vay bất động sản đang khiến giấc mơ của chị Hà cũng như nhiều gia đình khác rơi vào nỗi lo gián đoạn.