Theo các chuyên gia của Savills, việc kết hợp các yếu tố xã hội vào chiến lược kinh doanh bất động sản là một bước đi thông minh.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng bất động sản là giải pháp nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường trở nên minh bạch, tránh xảy ra bong bóng bất động sản.
Cú hích từ gói vay ưu đãi 15.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ 2% lãi vay thương mại trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023 đang thu hút vốn doanh nghiệp đầu tư các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đang tạo động lực khởi động hàng loạt dự án nhà ở xã hội, tạo nguồn cung và giải bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp.
Nhằm đánh giá thực trạng và cơ hội cho thị trường bất động sản sau dịch COVID-19, chiều ngày 15/4, hội thảo “Tạo đà phục hồi thị trường bất động sản phía Nam” đã được Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.
Một trong những kỳ vọng của phát triển kinh tế là phải phục hồi và thúc đẩy hoạt động của thị trường bất động sản sau đại dịch COVID-19.
Theo Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở dành cho công nhân, người lao động (NLĐ) thu nhập thấp tại TP Hồ Chí Minh rất lớn. Tuy nhiên, để có thể giải bài toán này cần có sự chung tay của các cơ quan, ban, ngành TP Hồ Chí Minh.
Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản (BĐS) tăng mạnh giá các loại hình sản phẩm, giá nhà đất khắp nơi không ngừng đi lên do nhu cầu tăng cao và hầu hết các chi phí đầu vào như tạo lập quỹ đất, tiền sử dụng đất, chi phí đầu tư xây dựng… đồng loạt leo thang. Theo các chuyên gia, việc khan hiếm nguồn cung chính là nhân tố tác động làm tăng giá BĐS, nếu cân bằng được cung cầu sẽ bình ổn được giá.
Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quý 1/2022, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng GDP tốt hơn cùng kỳ năm 2020, năm 2021, trong đó, nguồn vốn FDI đổ vào lĩnh vực BĐS tăng 213% và số lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới cũng tăng 47% so với cùng kỳ năm 2021.
Canada sẽ cấm hầu hết người nước ngoài mua nhà trong hai năm, đồng thời chi hàng tỷ USD để thúc đẩy hoạt động xây dựng trong nỗ lực hạ nhiệt thị trường bất động sản đang "nóng từng ngày" tại quốc gia này.
Sáng 7/4, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đã có văn bản khuyến cáo người dân, nhất là vùng nông thôn huyện Hòa Vang cần hết sức thận trọng, tỉnh táo, cảnh giác với các chiêu trò tạo “sốt” đất ảo trên địa bàn huyện thời gian qua.
Sau hơn hai năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với những điều kiện mới trong bối cảnh mới, thị trường bất động sản (BĐS) miền Bắc trong năm 2022 dự báo sẽ có nhiều biến chuyển về sản phẩm, xu hướng đầu tư, các điểm đến tiềm năng và sẽ trở thành "điểm sáng" thị trường cả nước trong quý II/2022.
Thích ứng với đại dịch, nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tình hình mới được Chính phủ đưa ra, tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi nhanh, FDI cũng đạt kết quả tích cực và dự báo khởi sắc hơn năm 2022; đồng thời, tạo ra triển vọng tích cực cho thị trường bất động sản (BĐS).
Theo tin từ Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), sau giai đoạn bùng phát của đại dịch COVID-19, cùng với những động thái chuyển biến của nền kinh tế, ngành bất động sản và thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu phục hồi và phát triển với gam màu tươi sáng, tích cực hơn so với năm 2021.
Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) được đánh giá sẽ bứt phá trong năm 2022 do nhiều điều luật được sửa đổi, tạo cơ chế thông thoáng hơn cho triển khai dự án, khiến nguồn cung dồi dào hơn trên thị trường và kích thích các hoạt động chuyển nhượng, hợp tác. Đường đua M&A bất động sản được dự báo sẽ rất sôi động trong năm 2022 sau năm 2021 có phần trầm lắng do dịch bệnh.
Giá thuê và tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp (KCN) tăng đang khiến thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp "dậy sóng" và thu hút nhiều "ông lớn" BĐS lên kế hoạch đầu tư mạnh tay vào phân khúc này.
Hiện nay, so với thu nhập của đại bộ phận người dân thì giá bất động sản của Việt Nam vẫn đang ở mức cao.
Thời gian qua có tình trạng đấu giá đất tại nhiều nơi xảy ra hiện tượng bắt tay ngầm, nhiều trường hợp nhà đầu tư trả giá “trên trời” rồi âm thầm bỏ cọc. Đây cũng là vấn đề nóng được nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.
Theo dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến tại 2 kỳ họp trong năm 2022 và thông qua tại kỳ họp tháng 5/2023 của Quốc hội Khóa XV.
Tại một diễn dàn, câu chuyện của doanh nghiệp dẫn chứng về việc theo đuổi dự án từ năm 2008 và đến nay đã quá 12 năm, trải qua đến 5 “đời” Chủ tịch của tỉnh vẫn chưa xong do gặp khó liên quan đến Luật Đất đai cũng là tâm tư của nhiều chủ đầu tư bất động sản.
Luật Đất đai ra đời hơn 30 năm với 5 lần sửa đổi, gần nhất là vào năm 2013. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sau gần 8 năm, Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014 đã lộ rõ nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến việc "mập mờ" trách nhiệm quản lý, khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện.
Ngày 24/3 tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, Tổng công ty Viglacera – CTCP (Bộ Xây dựng) đã khởi công xây dựng Dự án khu nhà ở công nhân và chuyên gia tại Khu công nghiệp (KCN) Đông Mai.