Tìm phương thức đảm bảo chi trả lương hưu

Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể bắt đầu thâm hụt từ năm 2021 và hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2034, nếu không có thay đổi kịp thời về mặt tài chính. Chính phủ Việt Nam, người sử dụng lao động và người lao động cần khẩn trương tìm ra phương thức đảm bảo việc chi trả lương hưu cho hiện tại và lâu dài. Đó là cảnh báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam tại buổi công bố báo cáo “Dự báo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội và các khuyến nghị pháp lý”; do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 22/8, tại Hà Nội, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động.


Để đảm bảo tính bền vững của quỹ bảo hiểm xã hội, ILO khuyến cáo Việt Nam nên tiến tới nâng độ tuổi nghỉ hưu của cả nam nữ giới lên 65. Bởi thực tế là tuổi thọ đang và sẽ được nâng lên đáng kể và tỷ lệ số người đóng bảo hiểm xã hội trên số người hưởng bảo hiểm xã hội sẽ tăng mạnh do tỷ lệ suy giảm và tuổi thọ gia tăng. Do vậy rất cần tăng dần tuổi nghỉ hưu để cân đối đóng và hưởng bảo hiểm xã hội trong tương lai.


Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân nhấn mạnh: Trong giai đoạn 2020 - 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tốc độ già hóa dân số sẽ có thể ở mức cao nhất châu Á. Vì thế việc ILO dự báo về việc cân đối quỹ bảo hiểm xã hội và các khuyến nghị pháp lý, sẽ tạo cơ sở cho Việt Nam hoạch định chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và chính sách hưu trí nói riêng.


Nguyễn Hồng Điệp

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN