Kè Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) bị sụp lún, sạt lở nhiều điểm với tổng chiều dài hàng trăm mét, gây hư hỏng phần chân kè và mái kè.
Xã Quang Bình (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) về đích nông thôn mới năm 2014 nhưng nghịch lý đang tồn tại ở địa phương này nhiều năm qua khiến người dân bức xúc là dù họ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định đóng góp vốn đối ứng xây dựng công trình nước sạch nông thôn song lại không có nước sạch để dùng hoặc nước sạch được cấp theo tình trạng “nhỏ giọt”. Việc thiếu nước, chất lượng nước không đảm bảo khiến cuộc sống và sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.
Từ khi triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn đi qua thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, người dân nơi đây luôn phải chịu cảnh tiếng ồn, bụi... do các xe ben chạy qua gây nên.
Nhiều năm sau khi hết thời gian, việc chăm sóc và đưa vào quản lý, bảo vệ, hơn 150 ha rừng bán ngập trên lòng hồ thủy điện Đắk R’tih (tỉnh Đắk Nông) vẫn chưa được quyết toán hoàn thành. Đáng chú ý hơn, đây là loại rừng có mức đầu tư thuộc diện cao nhất tỉnh Đắk Nông từ trước tới nay, trong đó chỉ có 38% diện tích rừng trồng được xác định là “thành rừng”.
Ngày 16/5, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã yêu cầu các huyện Cát Tiên, Di Linh và Đạ Huoai khẩn trương chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công trên địa bàn.
Kênh Rạch Bà hiện đang là “điểm đen” về ô nhiễm môi trường của thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm và ngày càng trầm trọng, trở thành nỗi ám ảnh của nhiều hộ dân sống gần kênh.
Thời gian gần đây, người dân thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, bức xúc về những bất cập tại dự án Thay thế hệ thống thoát nước ở khu vực Trung tâm hành chính huyện.
Bến cá Tân Phụng ở xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ (Bình Định) được đầu tư hơn 26 tỷ đồng với nhiều công năng nhưng gần 5 năm qua vẫn luôn trong tình trạng vắng vẻ, hầu như không có ngư dân hoạt động tại đây.
Ở đầu nguồn nhưng vẫn thiếu nước, đây là thực tế đang hiện hữu tại xã vùng cao Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, cho thấy tình trạng khô hạn đang diễn ra gay gắt, ngay cả ở những nơi có rừng đầu nguồn. Không những cuộc sống sinh hoạt của bà con nơi đây gặp khó khăn mà nhiều diện tích lúa, ngô cũng đối diện nguy cơ mất mùa.
Tại dự án định canh, định cư Tiểu khu 42 thuộc thôn 10, xã biên giới Đắk Ơ (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước), nhiều hộ dân tộc thiểu số thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do hạn hán kéo dài. Nhiều hộ gia đình phải mua nước sạch sinh hoạt với giá 60.000 đồng/mét khối.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, do ảnh hưởng của hạn hán và nắng nóng kéo dài, toàn tỉnh có khoảng 500 hộ dân đang thiếu hụt nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, nhiều công trình cấp nước sạch nông thôn cũng bị cạn kiệt nguồn nước đầu vào, khiến việc cung ứng nước cho người dân bị gián đoạn, không đảm bảo.
Hai ngày sau sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Toan Vân (địa chỉ tại thôn Tam Lạc 2, xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình) ra môi trường, chiều 19/4 dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương, đại diện Công ty và người dân có diện tích bị ảnh hưởng đã họp bàn, thống nhất phương án giải quyết, đền bù.
Ngày 15/4, ông Ngô Luân, Chủ tịch UBND xã Tây Giang, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết, đến nay, UBND xã đã nhận được gần 500 lá đơn kiến nghị từ các hộ dân gửi đến chủ đầu tư (Ban Quản lý Dự án 2 – Bộ Giao thông vận tải) và UBND huyện Tây Sơn, đề nghị bồi thường vì đơn vị thi công lu, lèn gây nứt nhà.
Hơn ba năm qua, hàng trăm hộ dân tại ấp Bình Thạnh, xã Thanh Thới B, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre phải sống trong cảnh đi lại khó khăn trên con đường liên xã ĐX01 - con đường chạy xuyên qua giữa ấp. Vào mỗi đợt triều cường, con đường độc đạo này thường xuyên bị ngập rất sâu, có những nơi ngập hơn cả mét khiến người dân phải chèo xuồng để đi.
Thực hiện Quyết định 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Theo phản ánh của người dân bên bờ đông sông Hàn (khu vực chân cầu Trần Thị Lý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng), những ngày qua, khu vực này đã xuất hiện một bãi đất đá, xà bần lớn ven bờ sông, gây mất mỹ quan đô thị.
Ngày 3/4, tại Thôn 10, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã xảy ra vụ việc một tảng đá nặng hàng chục tấn từ trên đỉnh đồi của mỏ đá Thái Sơn lăn xuống, xuyên qua và làm đổ sập một căn nhà trông vườn, sập cầu qua suối, cày nát vườn trồng cây của người dân.
Những năm gần đây, việc nuôi lợn theo mô hình trang trại đã thu hút nhiều hộ dân và doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Trị quan tâm đầu tư. Mô hình trang trại nuôi lợn chủ yếu được xây dựng ở vùng gò đồi, đầu nguồn và ven các con sông, khe suối nên nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước luôn hiện hữu.
Với cam kết nâng cao sức bền cho thế hệ trẻ Việt Nam, Nestlé Milo đồng hành cùng giải Tiền Phong Marathon lần thứ 65 năm 2024 tổ chức tại thành phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên từ ngày 29 tới 31/3.
Vài năm gần đây, gần 200 hộ dân thôn Lam Sơn, xã Lam Sơn, huyện Thanh Miện (tỉnh Hải Dương) đang phải sống chung với tình trạng ô nhiễm do bãi rác của xã gây ra.
Là dòng suối duy nhất chảy từ đèo Hải Vân về thành phố Đà Nẵng, suối Lương (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) có ý nghĩa rất quan trọng trong giữ gìn hệ sinh thái thiên nhiên, cung cấp nước sạch, đảm bảo nhu cầu tưới tiêu cho vùng hạ du.