Trường Sa qua ống kính phóng viên

Huyện đảo Trường Sa nằm về phía đông và đông nam bờ biển nước ta, được thiết lập dựa trên cơ sở là toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc biển Đông.

Huyện Trường Sa trải dài với tọa độ địa lý từ 6°50'00" đến 12°00'00" vĩ độ Bắc và từ 111°30'00" đến 117°20'00" kinh độ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý và cách Vũng Tàu 305 hải lý (tính từ đảo Trường Sa).

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp hơn một trăm đảo nhỏ, bãi đá ngầm hình thành từ san hô (nằm lập lờ hoặc nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống thấp), bãi cát ngầm, bãi ngầm và bao bọc một vùng biển rộng khoảng 198.964 km2.

Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, nếu đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây chỉ cách nhau khoảng 1,5 hải lý thì đảo Song Tử Tây lại cách đảo An Bang đến 230 hải lý. Ngoài ra, Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành 8 cụm là Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm (An Bang) và Bình Nguyên.

Trước Cách mạng Tháng Tám, Trường Sa là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, Thống đốc Nam kỳ Grôthayme đã ký Nghị định 4762/CP đặt quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Đến thời chính quyền Sài Gòn, Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy.

Sau khi thống nhất đất nước, ngày 9 tháng 12 năm 1982 huyện Trường Sa chính thức được thành lập thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28 tháng 12 năm 1982, Nghị quyết của Quốc hội khóa VII sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.

Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh: Phú Yên và Khánh Hòa, huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Mời độc giả cùng chiêm ngưỡng phong cảnh Trường Sa qua những bức ảnh phóng viên TTXVN ghi lại:

Chùa trên đảo Song Tử Tây.


Đảo Nam Yết.


Đảo Song Tử Tây.


Cầu vồng trên đảo Nam Yết.


Âu tàu Song Tử Tây.


Đảo Nam Yết.


Đảo Đá Lớn.


Đảo Đá Lớn.



Cây Phong ba trên đảo Song Tử Tây.


Hải đăng Song Tử Tây.


Tượng Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trên đảo Song Tử Tây.


Âu tàu Song Tử Tây.



Chùm ảnh: Trọng Đạt - TTXVN



Màu xanh Trường Sa
Màu xanh Trường Sa

“Không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em…”. Giai điệu của bài hát “Gần lắm Trường Sa” của nhạc sĩ Huỳnh Phước Long dường như theo suốt hải trình của con tàu Trường Sa HQ – 571 ra với Trường Sa...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN