Đội chiếc mũ kippah đặc trưng của người Do Thái, nhà lãnh đạo Mỹ từ từ bước tới chạm tay lên bức tường trong vài giây rồi nhét một mẩu giấy ghi thông điệp cầu nguyện vào khe đá có niên đại khoảng 2.000 năm theo đúng phong tục mà người Do thái thường làm khi đến địa điểm linh thiêng này.
Tổng thống Donald Trump đến thăm Bức tường Than khóc ngay trong ngày đầu tiên của chuyến thăm chính thức Israel. Ảnh: AP
Theo phong tục của người Do Thái, ông nhét tờ giấy ghi những điều cầu nguyện vào khe đá. Ảnh: AP
|
|
Ngay trước đó, ông và các thành viên trong gia đình đã cùng các tu sĩ Do thái thực hiện một nghi lễ. Ảnh: Reuters |
Video Tổng thống Mỹ đến cầu nguyện bên Bức tường Than khóc:
Nhà Trắng hiện chưa tiết lộ Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania (ảnh) đã viết gì trên tờ giấy nhét vào khe đá thiêng. Tuy nhiên, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sean Spicer đã "hứa" với cánh phóng viên rằng ông sẽ tìm hiểu. Ảnh: Reuters |
Ái nữ của Tổng thống, Ivanka Trump. Ảnh: AFP
|
Con rể và cũng là cố vấn của Tổng thống Trump, Jared Kushner (phải) cùng Ngoại trưởng Tillerson thực hiện nghi lễ. |
Trước đó, Tổng thống Donald Trump cùng gia đình đã tới thăm Nhà thờ Mộ thánh, ở gần Bức tường Than khóc. Ảnh: Reuters |
Bức tường Than khóc còn có tên là Bức tường phía Tây (Western Wall), do vua Herod Echo xây dựng vào đầu thế kỷ 1 trước Công nguyên, trên nền cũ của ngôi đền do vua Salomon xây dựng cách đây gần 3.000 năm. Sau trận chiến với quân La Mã vào năm 70 sau Công nguyên, bức tường bị phá hủy và hiện nay chỉ còn một đoạn ngắn của tường thành.
Gần Bức tường là nhà thờ mộ Thánh. Người Do thái tin rằng đây là nơi an táng Chúa Jesus, nơi Người đã ngã xuống sau khi vác thánh giá qua 14 chặng đường.Tuy nhiên, đây cũng là một địa điểm nhạy cảm với người Hồi giáo bởi nó nằm gần Thánh đường Al Aqsa, được tin rằng là nơi Nhà Tiên tri Hồi giáo Muhammad bay lên thiên đàng.
Bức tường Than khóc không được chính thức công nhận là thuộc lãnh thổ Israel, do di tích này nằm ở Đông Jerusalem, vùng lãnh thổ tranh chấp với người Palestine. Chưa một Tổng thống Mỹ nào chính thức thừa nhận nơi đây là một phần của Israel.
Tuy nhiên, ông Trump là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm địa điểm thiêng liêng này của người Do Thái. Trước đó, những người tiền nhiệm Barack Obama, Bill Clinton, Tổng thống Bush "cha" và Bush "con" đều chỉ đến thăm với tư cách cá nhân. Và không một người nào trong số họ được Thủ tướng Israel tháp tùng, ngay cả với chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Trump.
Ông Obama từng đến thăm Bức tường Than khóc vào năm 2008 khi ông còn là một ứng cử viên Tổng thống.
|