Toàn cảnh làng gốm Bát Tràng vừa gia nhập mạng lưới làng nghề thủ công quốc tế

Trong bối cảnh TP Hà Nội triển khai đề án bảo tồn và phát triển làng nghề, Bát Tràng đã nổi bật lên như một biểu tượng cho sự phát huy thế mạnh của Thủ đô. Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công Thế giới đã công nhận làng gốm Bát Tràng trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.

Trải qua thăng trầm lịch sử, gốm sứ Bát Tràng vẫn giữ đậm nét truyền thống và bản sắc văn hóa Việt. Nhiều năm nay, các nghệ nhân, người làm nghề gốm sứ ở Bát Tràng còn tập trung chuyển đổi, nghiên cứu, sản xuất đa dạng sản phẩm gốm sứ và mới đây đã được Hội đồng Thủ công thế giới đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu, mở ra hướng phát triển mới, hội nhập sâu rộng với thế giới cho làng nghề Bát Tràng.

Chú thích ảnh
Qua làm việc và trải nghiệm thực tế, Hội đồng giám khảo quốc tế đánh giá cao những giá trị độc đáo của làng nghề Bát Tràng, từ văn hóa, lịch sử đến kinh tế và tác động xã hội.
Chú thích ảnh
Quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng, người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung tâm phẩm.
Chú thích ảnh
Theo người dân làng Bát Tràng kể lại thể loại đất sét trắng ở phường Bạch Thổ ngày xưa, huy đất màu vàng xám khai thác ở vùng Dâu Canh thường được dân làng xử lý rất đơn giản, thậm chí có khi không cần phải pha chế nghiền lọc.
Chú thích ảnh
Công việc ấy từ đời này sang đời khác cứ lặp đi lặp lại không chỉ ở một gia đình, một dòng họ, một làng quê mà ở khắp mọi nơi có nghề làm gốm.
Chú thích ảnh
Trong quá trình xử lý, tuỳ theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể pha thêm cao lạnh ở mức độ nhiều ít khác nhau. Những loại đất sét gầy nhiều cát, độ hút nước không cao mà đất lại dễ bờ thì người thợ gốm phải tìm cách bỏ bớt cát đi.
Chú thích ảnh
Những loại đất sét mỡ ít cát, hút nước nhiều, quá dính thì phải pha thêm cát và một số chất không dẻo để chống rạn nứt trong khi phơi hay nung gốm.
Chú thích ảnh
Khi tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối nuốt tay, be chạch trên bàn xoay. 
Chú thích ảnh
Công việc trang trí đồ gốm phải bao gồm cả việc đắp nổi, khắc chìm hoa văn. Hình thức trang trí hoa lam, người thợ gốm Bát Tràng xưa dùng lối về thủ công.
Chú thích ảnh
Theo tính toán, tỷ lệ sản phẩm thu hồi khi nung bằng lò thủ công truyền thống là 65 – 75%. Nhiên liệu chủ yếu là loại than cám 5, cám 6. Quá trình nung đốt lò than thủ công được thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nung đốt của các thợ lò.
Chú thích ảnh
Nhiều xưởng gốm tại Bát Tràng cung cấp dịch vụ trải nghiệm làm gốm cho du khách. Du khách được hướng dẫn tự tay nặn ra những sản phẩm gốm độc đáo, sau đó các nghệ nhân sẽ nung và tráng men miễn phí. 
Chú thích ảnh
Một góc Trung tâm Tinh hoa Làng nghệ Việt.
Chú thích ảnh
Bên cạnh các gian trưng bày, trung tâm còn có các khu chức năng dành cho các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch như phòng lưu trú, nhà hàng; nơi biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống; khu trải nghiệm, kết nối khách du lịch với các nghệ nhân, thợ gốm Bát Tràng thông qua các lớp học chuyên biệt về nghề gốm như vuốt nặn, đổ rót, vẽ...
Chú thích ảnh
Hiện nay, làng gốm sứ Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng, phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng.
Chú thích ảnh
Hàng năm, xã Bát Tràng đón khoảng 10 vạn lượt khách tham quan, mua sắm hàng gốm sứ, trong đó có nhiều đoàn là khách quốc tế.
Chú thích ảnh
Giá trị sản xuất gốm sứ và thương mại trên địa bàn xã ước đạt hơn 2.000 tỷ đồng/năm, giúp nâng thu nhập bình quân toàn xã lên hơn 90 triệu đồng/người/năm
Trung Nguyên/Báo Tin tức
Sắp có tuyến buýt city tour 04 đi Bát Tràng
Sắp có tuyến buýt city tour 04 đi Bát Tràng

Theo danh mục mạng lưới tuyến xe buýt nội tỉnh và liền kề trên địa bàn thành phố Hà Nội mới được UBND thành phố Hà Nội ban hành, Hà Nội sẽ có 136 tuyến xe buýt nội tỉnh và 18 tuyến xe buýt liền kề; trong đó có thêm tuyến xe buýt city tour số 04 đi Bát Tràng trong năm 2024.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN