Sống lại tinh thần thượng võ tại Hội vật cầu Thúy Lĩnh

Từ mùng 4 đến 6 Tết hàng năm, lễ hội vật cầu truyền thống diễn ra tại sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại vương và cũng là dịp để người dân Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống, thể hiện truyền thống thượng võ. 

Chú thích ảnh
Màn múa sư tử xóm Đông Thịnh chào mừng hội làng Thúy Lĩnh. Ảnh: Nhật Anh/TTXVN
Chú thích ảnh
Màn múa sư tử xóm Đông Thịnh chào mừng hội làng Thúy Lĩnh. Ảnh: Nhật Anh/TTXVN
Chú thích ảnh
Những quả cầu son được làm từ gỗ mít sơn son thếp vàng với các kích thước phù hợp với phần thi ở các lứa tuổi. Quả cầu 10kg dành cho lứa tuổi dưới 12 và dưới 17, quả cầu nặng nhất 20kg dành cho thanh niên trên 18 tuổi. Ảnh: Nhật Anh/TTXVN
Chú thích ảnh
Khi bắt đầu trận đấu, các thanh niên nâng cao quả cầu gỗ thể hiện tinh thần thượng võ của lễ hội. Ảnh: Nhật Anh/TTXVN
Chú thích ảnh
Vật cầu Thúy Lĩnh luôn thể hiện tinh thần thể thao thượng võ của trai tráng Thúy Lĩnh từ đời này sang đời khác. Ảnh: Nhật Anh/TTXVN
Chú thích ảnh
Sự giằng co quyết liệt quả cầu nặng tới 25kg để đưa về hố của đội mình tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt trong hội vật cầu Thúy Lĩnh. Ảnh: Nhật Anh/TTXVN
Chú thích ảnh
Sự giằng co quyết liệt giữa sức khoẻ và ý chí được các đội thể hiện trong mỗi hiệp đấu. Ảnh: Nhật Anh/TTXVN
Chú thích ảnh
Chiều mùng 6 Tết diễn ra trận chung kết cho thanh niên trên 18 tuổi. Trận đấu diễn ra hết sức quyết liệt giữa 4 đội mạnh nhất. Ảnh: Nhật Anh/TTXVN
Chú thích ảnh
Hội vật cầu làng Thúy Lĩnh có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), gắn với huyền tích về Thái tử Linh Lang, con trai thứ tư của Vua Lý Thánh Tông thường tổ chức hội vật cầu để quân sĩ vui chơi dịp Tết đến, Xuân về và rèn luyện sức khỏe. Ảnh: Nhật Anh/TTXVN
Chú thích ảnh
Mỗi đội khi giành được quả cầu mang về hố của đội mình sẽ ghi được điểm. Ảnh: Nhật Anh/ TTXVN
Chú thích ảnh
Tham dự hội vật cầu chủ yếu là trai làng Thúy Lĩnh, có sức khỏe, có tinh thần thi đấu thể thao thượng võ. Ảnh: Nhật Anh/TTXVN
TTXVN/Báo Tin tức
Lễ hội Cổ Loa: Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Lễ hội Cổ Loa: Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội có từ lâu đời của văn hóa người Việt, với không gian tổ chức chính tại đền Thượng, nơi thờ vua Thục Phán An Dương Vương, người có công xây dựng nước Âu Lạc, kinh đô Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN