Tương truyền, cội nguồn của lễ hội vật cầu có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072). Khi đó, thái tử Linh Lang - người con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông thường tổ chức lễ hội vật cầu để quân sĩ vui chơi mỗi dịp Tết đến, Xuân về và cũng là cách để ông rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ.
Hằng năm, lễ hội Vật cầu Thúy Lĩnh được địa phương tổ chức tại sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại vương và cũng là để thể hiện truyền thống thượng võ, là cách gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Tám thanh niên trai tráng cùng nhau cướp quả cầu gỗ để mang về hố của mình tại bốn góc sân. |
Họ quyết liệt thi đấu giành lấy quả cầu son đưa về hố của đội mình. |
Cầu được làm bằng gỗ mít tiện tròn nhiều hạng cân do đó có quả nặng hơn 20 kg. Với đối tượng là thiếu nhi cầu có thể là quả bòng. |
Vật cầu được coi là môn thể thao rèn luyện cả chí và lực, pha chút khéo léo mưu lược. |
Ôm quả cầu chạy về hố giữa vòng vây của đối phương. |
Quả cầu nặng hơn 20kg được tung,vần, lăn, giành giật để đưa được về góc sân đội mình.
|
Hoặc cầu đã về đến miệng hố, nhưng chưa chạm tới đáy hố thì các đội khác vẫn có thể tranh giành để đưa quả cầu lên. |
Người dân đến xem hội cướp cậu chật kín sân đình. |
Sau trận đấu, ai cũng thấm mệt nhưng đều vui vẻ. |