Khi cuộc khủng hoảng nhà ở của Ai Cập đang ở mức căng thẳng còn dân số thủ đô cũng xấp xỉ ngưỡng 20 triệu người thì hàng ngàn dân cư ở Cairo Necropolis luôn tự nhủ rằng mình khá may mắn.
Một cậu bé hồn nhiên chơi đùa giữa những ngôi mộ.
Cư dân Cairo Necropolis đang sống trong một khu nghĩa địa, nơi yên nghỉ cuối cùng của hàng trăm đến hàng ngàn người trong nhiều thế kỷ qua.
Cộng đồng cũng mưu sinh nhờ những ngôi mộ bằng việc chăm sóc mộ, đào huyệt hoặc bán hoa cho thân nhân khi họ đến viếng người đã khuất. Họ sẽ được trả thù lao 19 USD cho mỗi lần đào huyệt.
Ngoài ra, cư dân Cairo Necropolis phần lớn là công nhân khai thác mỏ, thợ dệt thảm.
Cairo Necropolis là khu chôn cất cổ nhất tại thủ đô Ai Cập, có lịch sử gần 1.000 năm tuổi. Đây còn là nơi yên nghỉ của nhiều diễn viên nổi tiếng của Ai Cập.
Nhiều gia đình đã gắn bó với Cairo Necropolis hơn 3 thế hệ.
Nassra Muhamed Ali (47 tuổi) sống tại Cairo Necropolis cùng cô con gái 16 tuổi và 2 anh trai tâm sự rằng tuy không gian sống nơi đây khá tĩnh lặng và yên bình nhưng nó cũng có mặt trái đó là nhiều kẻ đã lợi dụng các ngôi mộ làm nơi bàn giao mua bán ma túy.
Người dân Cairo Necropolis vẫn thường xuyên rửa sạch và vệ sinh cho các ngôi mộ.
Đến nay Cairo Necropolis vẫn là địa điểm yên nghỉ của nhiều người dân Cairo.
Một người đàn ông đọc kinh Koran trước mộ của cha anh ta tại Cairo Necropolis.
Cậu bé tò mò theo dõi khu nghĩa địa mới được thi công.
Ai Cập đã cho phép triển khai dự án "soi chụp" các kim tự tháp để hiểu rõ hơn về kiến trúc và thiết kế nội thất thông qua việc sử dụng các loại máy quét radar không gây hại đối với cấu trúc của các kỳ quan cổ đại này.