Ngôi nhà truyền thống và những biến đổi hiện nay

Đó là chủ đề của buổi giao lưu giữa 13 người thợ dựng nhà là đồng bào Ê Đê và TS. Lưu Hùng cùng PGS. TS Phạm Lợi được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức ngày 17/4 tại Hà Nội.

Buổi giao lưu còn có sự tham gia của các nhà nghiên cứu đã có nhiều năm nghiên cứu về Tây Nguyên và gắn bó với ngôi nhà dài Ê Đê cùng các bạn sinh viên đến từ một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội. 

TS. Bùi Ngọc Quang, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN), cho biết: Ngôi nhà dài Ê Đê dựng trong khuôn viên Bảo tàng DTHVN, sau nhiều năm phục vụ khách tham quan đã bắt đầu xuống cấp. Để bảo tồn, gìn giữ lâu dài các công trình kiến trúc dân gian đặc sắc này, nhằm giúp công chúng tiếp tục khám phá về văn hóa của người Ê Đê, Bảo tàng DTHVN đã tổ chức cho cộng đồng người Ê Đê từ Tây Nguyên ra sửa chữa mái nhà và một số hạng mục. 

Trước đó, từ ngày 25/2/2023, Bảo tàng DTHVN đã mời nhóm thợ người Ê Đê đến từ buôn Ky, phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ra sửa chữa ngôi nhà dài Ê Đê. Sau gần hai tháng, nhóm thợ người Ê Đê đã tiến hành sửa chữa và hoàn tất một số hạng mục của ngôi nhà dài như: Lợp lại mái nhà, làm lại cửa sổ, cửa chính, sửa lại sàn, vách, thay sàn gỗ và sắp xếp lại một số hiện vật bài trí bên trong ngôi nhà.

Nhân dịp này, Bảo tàng DTHVN cũng đã tổ chức buổi giao lưu giữa đồng bào Ê Đê với công chúng tìm hiểu trực tiếp về ngôi nhà truyền thống và những biến đổi hiện nay của tộc người cũng như những quan điểm trong việc bảo tồn di sản văn hóa của Bảo tàng DTHVN.

Những hình ảnh về việc sửa chữa nhà dài do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cung cấp:

Chú thích ảnh
Công đoạn làm sạch cỏ tranh trước khi đem lợp mái nhà.
Chú thích ảnh
Ông Siu Kuai, 73 tuổi, người cao tuổi nhất trong số 13 thợ người Ê Đê, buôn Ky, phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang vót dây mây chuẩn bị cho các công đoạn sửa nhà dài tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Chú thích ảnh
Vót dây mây cũng cần cẩn thận để mây không bị gẫy.
Chú thích ảnh
Đồng bào Ê Đê không lợp cỏ tranh theo phên mà lợp thành từng cụm, bẻ gập gốc cỏ tranh rồi chèn cố định bởi thanh mè và thanh đòn.
Chú thích ảnh
Công đoạn lợp mái cỏ tranh.
Chú thích ảnh
Dựng cột, buộc kèo trước khi lợp mái.
Chú thích ảnh
Buộc kèo, rui, mè trước khi lợp mái.
Chú thích ảnh
Sửa vách là công đoạn cuối trước khi hoàn thiện công việc sửa nhà.
Chú thích ảnh
Thợ lợp mái nhà tranh thủ làm các vật dụng như lồng gà, mẹt đựng thức ăn… bằng tre, hóp.

Nhóm thợ tranh thủ đan những vật dụng hàng ngày như lồng gà, mẹt đựng thức ăn.
Chú thích ảnh
Ngôi nhà hoàn thiện trong diện mạo mới sau gần 2 tháng sữa chữa.
Chú thích ảnh
Nhóm 13 thợ tham gia sửa nhà dài Ê Đê.

 

PV/Báo Tin tức
Đắk Lắk: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Ê Đê
Đắk Lắk: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Ê Đê

Ngày 26/2, Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao công trình nhà truyền thống của Tỉnh ủy và nhà dài truyền thống của người Ê Đê.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN