Ngắm ‘Chim ưng' dữ tợn của không quân Mỹ

Cất cánh lần đầu tiên vào năm 1976, máy bay tiêm kích đa năng F-16 Fighting Falcon rất thành công với nhiều ưu thế cải tiến như buồng lái hoàn toàn bằng kính dạng bong bóng giúp tăng tầm quan sát, thanh điều khiển bên giúp dễ dàng điều khiển trong điều kiện trọng lực cao, ghế phi công nghiêng 30 độ giúp giảm trọng lực lên phi công…


“Chim ưng” F-16 cũng là chương trình máy bay lớn nhất của phương Tây với hơn 4.000 chiếc đã xuất xưởng từ khi bắt đầu sản xuất năm 1976. Dù không còn được chế tạo tiếp cho Không quân Mỹ, F-16 vẫn được sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu.


Sự linh hoạt là lý do hàng đầu dẫn tới thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu. Hiện nay, loại máy bay này hoạt động tại 25 quốc gia.


Kể từ sau vụ khủng bố 11/9, đã có hàng ngàn chuyến xuất kích của F-16 nhằm hỗ trợ cho các chiến dịch quân sự của Mỹ như chiến dịch Đại bàng kiêu hãnh (an ninh nội địa), Tự do vĩnh cửu (tại Afghanistan) và chiến dịch Iraq Tự do.


Không quân Mỹ đã thử nghiệm các máy bay đa năng trước khi chọn F-16 vào năm 1978. Trong ảnh là  một chiếc YF-16 bay cùng YF-17 vào năm 1972.


Chiến đấu cơ này ban đầu được phát triển bởi General Dynamics. Thiết kế gốc của nó là máy bay không chiến ban ngày, nhưng đã được cải tiến để trở thành một chiến đấu cơ đa năng hoạt động thành công ở mọi điều kiện thời tiết.


“Chim ưng” có thể mang nhiều loại vũ khí: Một khẩu M-61 A1 20 ly với 500 viên đạn, khoang dưới chứa được tới 6 quả tên lửa không đối không..


Chiếc F-16XL này có thể thả nhiều bom. Nó cũng trang bị tên lửa AIM-9 Sidewinder trên đầu cánh và AIM-7 Sparrow ở càng má.

 

Đây là một chiếc F-16 chở hai quả tên lửa AIM-9 Sidewinders, 4 quả AIM-7 Sparrows và 12 quả bom 500 pound (227 kg).



Một quả bom MARK 84 (nặng 900kg). Loại bom có kích thước khá lớn này từng được sử dụng trong Chiến dịch Bão táp sa mạc.



“Chim ưng” nặng gần 9 tấn (không có nhiên liệu) với sải cánh gần 10 mét.



Nó có thể đạt vận tốc tối đa Mach 2, tức 2.400 km/giờ. Đây cũng là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên có chủ đích thiết kế chống lại trọng lực quay vòng lớn.


Nó được chế tạo để hoạt động ở độ cao 9.000-12.000 m, thậm chí trên 15.000 m.


F-16 có tầm bay tới 3.200 km và có thể xa hơn nhờ tính năng tiếp liệu in-flight (vừa bay vừa tiếp nhiên liệu) như trong ảnh.


Chú “Chim ưng” này vừa đổ đầy nhiên liệu và trở lại với nhiệm vụ tuần tiễu trên bầu trời Iraq.



Phi công có thể hoạt động tốt và truy tìm được mục tiêu cả ban ngày lẫn đêm nhờ kính nhìn đêm công nghệ cao.


Với nhiệm vụ bảo vệ an ninh nội địa, những chiếc F-16 luôn sẵn sàng bảo vệ Washington D.C kể từ sau vụ 11/9.



Phi đội bay trình diễn Thunderbirds biểu diễn trên khắp thế giới, và F-16 tạo ra những cảnh phối hợp đáng kinh ngạc.



Thành viên Thunderbird là những phi công xuất sắc nhất thế giới, với kiểu phối hợp "Hai gương" như thế này.




Thu Hằng
'Đại bàng' F-15, chiến đấu cơ xuất sắc nhất của Mỹ
'Đại bàng' F-15, chiến đấu cơ xuất sắc nhất của Mỹ

Từ khoảnh khắc chiếc F-15 đầu tiên xé toạc bầu trời, nó chỉ có một mục tiêu duy nhất: trở thành chiến đấu cơ xuất sắc nhất mà quân đội Mỹ từng sở hữu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN