Mối quan hệ gập ghềnh giữa Nga và NATO

Căng thẳng xung quanh vấn đề Ukraine đã điểm thêm một bước lùi trong quan hệ giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong quá từng, từng có thời điểm quan hệ Nga-NATO nồng ấm nhưng đã có nhiều diễn biến tác động dẫn đến thay đổi.

Chú thích ảnh
Trong bức ảnh chụp tháng 5/1995, Tổng thống Mỹ khi đó Bill Clinton gặp gỡ Tổng thống Nga Boris Yeltsin tại Moskva. Ảnh: AP

Hãng thông tấn AP (Mỹ) đã điểm lại những cột mốc quan trọng trong quan hệ Nga-NATO.

Chiến tranh Lạnh và Liên Xô tan rã

Chú thích ảnh
Thành viên lực lượng đặc nhiệm Nga cùng binh sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình NATO cùng thể hiện kỹ năng tại Sở chỉ huy lữ đoàn Nga ở Bosnia tháng 3/1998. Ảnh: AP
Chú thích ảnh
Binh sĩ Nga và Mỹ giữ quốc kỳ trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga khi đó Pavel Grachcev đến căn cứ không quân Tuzla ở Bosnia vào tháng 2/1996. Ảnh: AP
Chú thích ảnh
Quân nhân Mỹ bắt tay với binh sĩ Nga vào năm 1999. Ảnh: AP

Trong các cuộc đàm phán về việc Đông Đức và Tây Đức thống nhất, phương Tây hứa hẹn với lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev về việc NATO không mở rộng ra phía Đông.

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, do bận rộn với các khủng hoảng chính trị và kinh tế, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã không mấy chú ý đến diễn biến Ba Lan, Hungary và Séc gia nhập NATO năm 1999. Cùng năm này, NATO đánh bom Nam Tư, sự kiện này đánh dấu nạn nứt lớn đầu tiên giữa Moskva và khối quân sự này kể từ khi Liên Xô tan rã.

Tan băng ngắn dưới thời Tổng thống Putin

Chú thích ảnh
Cuộc tập trận chống khủng bố chung giữa Nga và NATO tổ chức vào tháng 6/2004 có tên "Kaliningrad 2004". Ảnh: AP
Chú thích ảnh
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Bush tại Moskva vào tháng 5/2002. Ảnh: AP

Sau khi kế nhiệm ông Yeltsin vào năm 2000, Tổng thống Putin nhanh chóng đẩy mạnh quan hệ với phương Tây, thậm chí có thông tin Moskva có thể cân nhắc gia nhập NATO. Nhưng nhà lãnh đạo Putin sau đó đánh giá NATO không sẵn sàng tiếp nhận Nga vì phương Tây lo ngại sức mạnh và lập trường độc lập của Moskva.

Sau cuộc khủng bố ngày 11/9/2001, Tổng thống Putin là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gọi điện cho Tổng thống Mỹ khi đó George W. Bush và gợi ý giúp đỡ. Nga và NATO trong năm 2002 đồng ý thiết lập một hội đồng phối hợp chính sách và hợp tác chống khủng bố cùng nhiều vấn đề khác.

Quan hệ lại “lạnh giá”

Chú thích ảnh
Trong bức ảnh chụp năm 2002, Tổng thống Nga bắt tay Tổng thư ký NATO khi đó Lord Robertson tại Brussels (Bỉ). Ảnh: AP
Chú thích ảnh
Nhà lãnh đạo Nga Putin phát biểu tại cuộc họp báo trong Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest, Romania năm 2008. Ảnh: AP

Quan hệ Nga-NATO bắt đầu xấu đi từ năm 2002 sau khi Washington từ chối hiệp ước quốc phòng chống tên lửa đạn đạo từ thời Chiến tranh Lạnh, Moskva coi động thái này là mối đe dọa. Sau đó, Nga đã chỉ trích mạnh mẽ việc Mỹ đưa quân đến Iraq năm 2003. Đến năm 2004, Nga đã để ý việc nhiều nước từng thuộc Liên Xô như Estonia, Latvia và Lithuania gia nhập NATO.

Căng thẳng giữa phương Tây và Nga leo thang năm 2004 liên quan đến cuộc Cách mạng Cam tại Ukraine.

Trong phát biểu tại hội nghị an ninh ở Munich (Đức) năm 2007, Tổng thống Putin đã chỉ trích mạnh mẽ các động thái của Mỹ trên khắp thế giới và gọi việc NATO mở rộng ra hướng Đông “là khiêu khích nghiêm trọng”.

Cuộc khủng hoảng Ukraine dẫn đến nhiều động thái đáp trả lẫn nhau

Chú thích ảnh
Xe quân sự của Nga trong cuộc tập trận tại Crimea tháng 4/2021. Ảnh: AP
Chú thích ảnh
Cuộc tập trận của NATO tại Kadaga, Latvia tháng 9/2021. Ảnh: AP

Việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014 khiến Mỹ và các đồng minh áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt lên Moskva trong khi NATO dừng mọi hợp tác thực tế với Moskva và đưa binh sĩ đến gần lãnh thổ Nga. Điện Kremlin cho rằng những điều động quân sự và tập trận gần biên giới Nga là mối đe dọa an ninh.

Gần đây, Nga đình chỉ hoạt động của phái bộ ngoại giao tại NATO từ ngày 1/11 để đáp trả việc khối quân sự này trục xuất 8 nhà ngoại giao Nga.

Nga muốn phương Tây cam kết pháp lý không triển khai binh sĩ và vũ khí đến Ukraine. Bộ Ngoại giao Nga trong tháng 12 yêu cầu NATO hủy bỏ cam kết năm 2008 nhận Ukraine và Gruzia là thành viên.

Mỹ cùng các thành viên NATO khác từ chối đề nghị của Nga. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết mối quan hệ của khối quân sự này với Ukraine sẽ được quyết định bởi các thành viên của khối cũng như Ukraine. Tổng thống Putin sau đó nhấn mạnh Ukraine tự do quyết định các thỏa thuận an ninh nhưng chúng không nên đe dọa đến Nga.

Hà Linh/Báo Tin tức
Mỹ xác nhận chuyển tên lửa đến Ukraine 
Mỹ xác nhận chuyển tên lửa đến Ukraine 

Lầu Năm Góc vừa công bố chi tiết về việc vận chuyển các hệ thống tên lửa chống tăng và tên lửa cho Kiev, trong bối cảnh Moskva ngày càng lo ngại về nguy cơ xung đột toàn diện tại Donbass. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN