Gia Lai: Đan áo mới cho cồng, chiêng

Vào dịp cuối năm, người dân tộc Jrai vùng biên giới xã Ia O (Ia Grai, Gia Lai) lại tất bật chuẩn bị những tiệc cúng mừng, đặc biệt là may áo cho cồng, chiêng.

Cồng, chiêng được coi là một trong những tài sản quý của cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên cả về giá trị vật chất lẫn tinh thần. Việc thiết kế đan áo cho các bộ cồng, chiêng giúp bảo quản cho những bộ cồng chiêng và góp phần trong công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên. 

Chú thích ảnh
Múa cồng, chiêng Tây Nguyên.
Chú thích ảnh
Từng đường đan đầu tiên của bộ áo cho cồng, chiêng.
Chú thích ảnh
Đan áo mới của cồng, chiêng.
Chú thích ảnh
Nghệ nhân làng Mít Jep, xã Ia O (Ia Grai, Gia Lai) chẻ tre đan áo cho cồng, chiêng.
Chú thích ảnh
 Hướng dẫn thế hệ trẻ đan áo cho cồng, chiêng.
Chú thích ảnh
Hướng dẫn thế hệ trẻ đan áo cho cồng, chiêng.
Chú thích ảnh
Các nghệ nhân làng Mít Jep, xã Ia O (Ia Grai, Gia Lai) đan áo cho cồng, chiêng. 
Chú thích ảnh
 Lực lượng biên phòng Đồn Ia O, huyện Ia Grai (Gia Lai) giúp dân bảo tồn văn hóa bản địa. 
Chú thích ảnh
 Mặc áo mới cho cồng, chiêng.
Chú thích ảnh
Những bộ áo mới cho cồng, chiêng.
Hồng Điệp (TTXVN)
Lễ cúng Giọt nước - nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai ở Tây Nguyên
Lễ cúng Giọt nước - nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai ở Tây Nguyên

Sáng 24/4/2021, hàng trăm người dân làng Bông, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tập trung về bến nước của làng để tiến hàng nghi lễ cúng Giọt nước. Đây là văn hóa truyền thống lâu đời của người Jrai tại Gia Lai và cũng là một trong những nét đẹp văn hóa còn lưu giữ của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Lễ cúng Giọt nước của người Jrai hay còn gọi là Soi Yang Ia thường được tổ chức vào tháng 4 hằng năm với mục đích cầu mong thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong buôn làng đều tươi tốt, không có bệnh dịch xảy ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN